Vĩnh biệt kết nối "tít tít, rè rè" dial-up

Thursday, June 28, 2012 |

TTO - Trên xa lộ Internet, người dùng ngày nay đang lướt đi vun vút trên những "siêu xe" ADSL hay 3G nhưng hơn 10 năm trước, một thế hệ đã cọc cạch trên "chiếc xe đạp" dial-up để đến với Internet.






Trên xa lộ Internet, người dùng ngày nay đang lướt đi vun vút trên những chiếc siêu xe ADSL, wifi, 3G nhưng hơn 10 năm trước, một thế hệ đã cọc cạch trên chiếc xe đạp dial-up để đến với Internet - Ảnh minh họa: Internet







“VNPT chính thức khai tử dial-up ở Việt Nam”, rất nhiều cư dân mạng đã đọc thấy tin này vào cuối tuần qua, có thể từ iPad khi đang ở sân bay với sóng 3G, trên smartphone khi đang ngồi cà phê Wi-Fi, hoặc chí ít cũng là chiếc máy tính để bàn nối mạng ADSL. Nhưng có thể chắc chắn một điều đã không có ai đọc về "sự ra đi" của kết nối quay số dial-up khi đang truy cập Internet bằng chính dial-up.

Kết nối dial-up được cung cấp ở Việt Nam vào đầu những năm 2000, dưới tên gọi Dịch vụ Internet gián tiếp (VNN126x) với 3 lựa chọn VNN1260, 1268, và 1269 của VNPT -- một trong số các nhà cung cấp dịch vụ Internet, hay còn gọi là ISP (Internet Service Provider), bên cạnh SaigonNet, NetNam, FPT...

Dial-up giúp người dùng kết nối Internet qua đường cáp điện thoại sử dụng modem gắn trong máy và phần mềm quay số đã có sẵn trong hệ điều hành Windows. Khi quay số (dial), người dùng cần có một tài khoản truy cập bao gồm tên sử dụng và mật khẩu truy cập dịch vụ cung cấp bởi ISP.
Với những cư dân trẻ, những người lớn lên trong thời đại bùng nổ Internet, với mạng lưới kết nối tốc độ cao ADSL gần như phủ kín từng gia đình và mạng Wi-Fi hay 3G không còn là điều xa lạ, thì chính dạng kết nối dial-up mới là điều quá lạ lẫm với họ.

Kết nối Internet bằng dial-up có một đặc trưng mà những ai đã sử dụng không thể nào quên được, đó là tiếng kêu tít tít, rè rè và đôi khi rền rĩ phát ra từ modem, khi chúng quay số "gọi đến" ISP trước khi đưa người dùng vào thế giới Internet.

Ở thời điểm hiện tại, khi việc download và upload hàng gigabyte dữ liệu trên Internet đã trở nên quá quen thuộc, chắc hẳn những người xa lạ với kết nối dial-up sẽ không tin được tốc độ tối đa mà dịch vụ này mang lại thuở ấy chỉ là 56Kbps. Chỉ cần lấy tốc độ Wi-Fi mà người viết đang dùng để gõ bài viết này (150Mbps) để so sánh là có thể thấy sự khác biệt ấy khủng khiếp đến mức nào (hơn 2.700 lần).

Do hạ tầng "thời kết nối quay số" chưa thật phát triển, rất khó để khách hàng có thể đạt được tốc độ tối đa cho mỗi lần kết nối và do vậy, vào Internet bằng dial-up chỉ đủ để kiểm tra và soạn email, có thể duyệt các trang web “nhẹ cân”, còn việc download dữ liệu còn phải trong vào… may mắn, đó là chưa kể yếu tố giá cả cũng là một trở ngại lớn.

Khác với các gói cước truy cập ADSL hay 3G ngày nay tính bằng lưu lượng sử dụng, các dịch vụ dial-up ngày xưa tính cước theo thời gian sử dụng, nghĩa là dù bạn bật modem lên mà không hề vào mạng thì vẫn bị tính cước và mức cước không hề rẻ.

Hai dịch vụ phổ biến nhất của VNPT lúc đó là VNN1268 và 1269. Điểm khác biệt rõ nhất là VNN1268 chỉ cho truy cập các trang web có địa chỉ trong nước, trong khi khách hàng của VNN1269 có thể truy cập thoải mái các trang web toàn cầu. Cả hai dịch vụ đều tính cước theo số điện thoại truy nhập (thường là số điện thoại bàn của người sử dụng) và tính kèm vào hóa đơn điện thoại hằng tháng. Tất cả người dùng đều dùng chung tài khoản truy cập là vnn1268 hay vnn1269 với password tương tự.

Mức cước cho 2 dịch vụ này vào khoảng 250 đồng/phút, nghĩa là đến 15.000 đồng một giờ - một con số không hề nhỏ ở thời điểm cách đây 10 năm (những năm 2000-2001) cho một giờ vào mạng mà chưa chắc có truy cập được gì không vì tốc độ r
ùa bò.

Hơn 10 năm trôi qua và mọi thứ đã thay đổi chóng mặt, người ta giờ đây có thể vào mạng với tốc độ cao hơn xưa gấp vài ngàn lần, thoải mái xem phim độ nét cao (HD) trực tuyến, tải nhiều GB dữ liệu và hơn hết, mức phí ngày càng rẻ hay thậm chí là miễn phí.

Tạm biệt dial-up!

TRƯỜNG SƠN

Read more…

Để làm việc tập trung hơn

Wednesday, June 27, 2012 |

Không ít doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ, quan niệm rằng để sử dụng lao động có hiệu quả thì nên ưu tiên tuyển những người có khả năng làm được nhiều loại công việc. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây đã đưa ra kết luận rằng những nhân viên làm nhiều việc cùng lúc sẽ làm giảm đi hiệu quả chung của nhóm và làm suy giảm chất lượng công việc.

để nhân viên làm việc tập trung hơn

TS. Joelle K. Jay - một chuyên gia tư vấn về quản trị doanh nghiệp, tác giả của nhiều cuốn sách về quản trị doanh nghiệp, trong đó có cuốn The Inner Edge: The 10 Practices for Personal Leadership (tạm dịch: 10 bí quyết lãnh đạo cá nhân) đã chỉ ra rằng khi làm nhiều việc cùng một lúc, năng suất của một người sẽ bị sụt giảm do mất khả năng tập trung vào những ưu tiên chính.
Ông rất quan tâm tới phát hiện của các chuyên gia thần kinh là trong một giờ, con người chỉ có thể tập trung tối đa khoảng ba phút. Joelle K. Jay cho rằng các công ty không nên xem việc một nhân viên làm được nhiều việc cùng lúc là điều hay, đáng biểu dương.
 
Trên thực tế, doanh nghiệp có thể vô tình làm mất đi hơn hai giờ lao động của nhân viên khi để cho nhân viên phải đồng thời làm nhiều việc hoặc thường xuyên bị gián đoạn trong công việc.
 
Ông còn cảnh báo: “Nếu không lên kế hoạch khoa học về thời gian làm việc cho những dự án hay mục tiêu quan trọng, nhân viên có thể nhảy từ việc này sang việc khác và bị loay hoay trong một mớ các hoạt động, từ đó mất đi tầm nhìn bao quát trong công việc và nghề nghiệp của mình. Hành động của nhân viên khi đó mang tính ứng phó hơn là gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu đã vạch ra”.
 
Để khắc phục những nhược điểm của cách làm việc “đa năng”, các nhà quản trị nên hướng nhân viên của mình đến một số biện pháp sau đây:
 
1. Lập ra danh sách những công việc ưu tiên. Nếu một nhân viên đưa ra 20 đầu việc cần ưu tiên thì xem như người ấy chưa có ưu tiên nào.
2. Lên lịch trình rõ ràng để thực hiện liên tục cho tới khi hoàn tất công việc (hay dự án), cố gắng không để những việc khác chen ngang vào. Ví dụ, khi thời gian cần thiết để hoàn tất một công việc chỉ có một giờ thì phải dành trọn thời gian để làm duy nhất công việc đó.
3. Bố trí những hoạt động có tính chất tương tự về tư duy hay sự vận động trong cùng một khoảng thời gian. Chẳng hạn, buổi sáng để giải quyết công văn, giấy tờ, các hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo cao, còn buổi chiều dành cho các hoạt động cần nhiều năng lượng hơn và có tính tương tác cao hơn như gặp gỡ khách hàng, bán hàng.
 
Theo cách này, nhân viên sẽ có lịch làm việc hợp lý và đạt được năng suất cao nhất.„
(Theo About.com)
Read more…

Sale Management Cloud !

Wednesday, June 20, 2012 |

Từ nhu cầu Quản lý bán hàng với nhiều cửa hàng, nhiều kho, showroom và cửa hàng dạng chuỗi, nhiều chi nhánh, Hệ thốngHugate SM (tiếng Anh: Sales Management) - Quản lý bán hàng với công nghệ web 2.0 giúp việc quản lý trở nên đơn giản hơn không cần cài đặt, cơ sở dữ liệu tập trung, không cần tốn chi phí thiết lập đồng bộ dữ liệu bán hàng, phân tích bán hàng theo sản phẩm, theo kho, theo nhân viên, theo đại lý... Thực hiện theo các qui trình nhập kho, làm giá sản phẩm, bán hàng, xuất kho, thu chi, báo cáo tổng hợp, báo cáo theo kho, theo nhân viên , theo ngày, theo số lượng, theo sản phẩm ... Sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng Hugate - SM, doanh nghiệp sẽ luôn được hỗ trợ và nâng cấp miễn phí lên phiên bản mới nhất. Thế giới di động là một trong những chuỗi cửa hàng đi tiên phong cũng như ứng dụng rất thành công các ứng dụng quản lý kho hàng hóa, quản lý bán hàng, quản lý thu chi... của giải pháp Hugate - SM

Hugate-SM-giai-phap-quan-ly-ban-hang-quan-ly-chuoi-cung-ung

 

 

1. Nhập kho

  • Từ nhu cầu nhập >> Yêu cầu nhập hàng >> Duyệt >> Nhập hàng >> Chuyển kho
  • Tra cứu xem lịch sử nhập hàng chuyển kho v.v...

2. Làm giá

  • Nhập hàng >> Làm các bảng giá tạm >> Bảng giá chính thức (theo khu vực )
  • Tính bình quân gia quyền

3. Bán hàng

  • Có bảng giá chính thức >> Hệ thống cập nhật tự động >> Hàng bán ra tự động có giá sẵn

4. Xuất kho

  • Xuất chuyển kho theo qui trình xuất chuyển xác nhận bằng hệ thống.
  • Có thể tra cứu xem các lịch sử xuất chuyển hàng.
giao diện hugate sm - quản lý bán hàng
Giao diện Hugate SM - Hệ thống quản lý hàng hóa, chuỗi cửa hàng 

5. Thu chi

  • Tự tạo cơ động các hình thức xuất, nhập hàng có tạo phiếu thu chi hay không
  • Thu chi theo từng đơn hàng, quản lý công nợ của khách hàng thu một lần hay thu nhiều lần v.v.

6. Báo cáo

  • Với hệ thống báo cáo từ tổng thể cho đến chi tiết giúp cho người quản lý có thể hình dung được tình hình kinh doanh
  • Mua hàng bán hàng theo định hướng>
  • Quản lý số lượng tồn kho tốt nhất

Hệ thống báo cáo

Các tính năng chính của Hugate - SM Quản lý hàng hóa

  • Quản lý nhập hàng : Tính năng này hỗ trợ người dùng tạo các yêu cầu nhập hàng, nhập hàng hóa tự động bằng file excel, xml..., quản lý các phiếu nhập.
  • Quản lý xuất hàng : Hỗ trợ người dùng tra cứu danh sách xuất hàng, xuất bán hàng, xuất đổi hàng, xuất chuyển kho, xuất bán khuyến, bán hàng bằng barcode, quản lý phiếu xuất, quản lý đơn hàng...
  • Quản lý thu chi : Tra cứ, xem danh sách các phiếu thu, phiếu chi, quản lý các nguồn thu chi khác...
  • Làm giá sản phẩm : Quản lý làm giá sản phẩm, quản lý giá bán, giá nhập, giá chiết khấu, tính giá bình quân gia quyền...
  • Báo cáo bán hàng : Cung cấp một hệ thống báo cáo đầy đủ và chi tiết, các báo cáo kinh doanh, báo cáo tồn kho hàng hóa, báo cáo doanh thu, báo cáo kho, báo cáo nhập xuất, báo cáo chiết khấu, báo cáo thu chi...

 


Photobucket

Read more…

Hãy Nghỉ Phép Và Trở Lại Công Việc Trong Trạng Thái Vui Hơn, Khỏe Hơn Và Năng Suất Hơn

Friday, June 08, 2012 |
 
Kathy Murdock

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, các nhân viên có thể cảm thấy có chút lo lắng khi xin nghỉ một hoặc hai ngày, dù những ngày nghỉ đó là phép năm của họ.

Trong thực tế, nếu bạn không có lịch phải nghỉ (như trong trường hợp lịch của giáo viên khi trường học đang trong kỳ nghỉ vài tháng) và nếu bạn thật sự phải sống mà không ngồi sau bàn làm việc trong căn phòng ấm áp suốt mùa hè thì bạn mới đến nơi làm việc – có thể bạn nghĩ rằng nghỉ bây giờ có thể bất lợi cho công việc của bạn.

Hãy nghĩ lại.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những nhân viên đều đặn nghỉ những ngày phép – những ngày nghỉ họ được hưởng trong hợp đồng – khi quay trở lại công việc sẽ làm việc có năng suất và vui vẻ hơn những người bỏ qua những ngày nghỉ đó.

Điều đó cũng là hợp lý. Chúng ta nạp lại năng lượng như thế nào? Chúng ta dành ra thời gian. Thời gian bỏ ra có thể dùng làm bất cứ việc gì: việc nhà, con cái, vợ chồng, công việc. Nếu chúng ta cảm thấy bị sa lầy vào những việc lặt vặt (ví dụ, bạn nghĩ rằng “nếu hôm nay mà mình phải rửa thêm một cái dĩa nữa thì mình sẽ vứt nó ra khỏi phòng!”) thì có thể bạn cần phải nghỉ ngơi.

Công việc cũng không có gì khác biệt. Bạn bỏ ra nhiều giờ mỗi tuần, mỗi tháng và mỗi năm để làm việc. Chúng ta cần dành ra thời gian để làm mới lại.

Tuần này tôi đã cùng chồng đi du lịch. Thật không thể nào diễn tả hết sự thoải mái của tôi khi quay trở lại công việc. Mặc dù giờ làm việc của tôi được giới hạn tối thiểu trong những tháng hè khi bọn trẻ ở nhà nhưng tôi cảm thấy thoải mái hơn với mọi thứ: một vài công việc tôi đang thực hiện, các con gái và bạn bè của tôi. Tôi có thể xử lý những mâu thuẫn dễ dàng hơn mà không phải quát mắng. Tôi đã có thể nói chuyện với các con gái của tôi khi chúng cãi cọ nhau mà không phải dẫm chân xuống sàng mà thét lên rằng “các con có thôi ngay không?” và dứt tóc đang chuyển sang màu bạc của mình.

Peter Handal Của tổ chức Dale Carnegie nói rằng điều này là hợp lý. “Đơn giản mà nói, nhân viên biết tận dụng những ngày nghỉ của họ làm việc tốt hơn về ngắn và dài hạn đồng thời cũng vui vẻ hơn những người lãng phí những ngày nghỉ của họ với nỗ lực làm nhanh hơn”.

Nhiều người nghĩ rằng trong hoàn cảnh kinh tế như hiện này nghỉ phép có thể là cách làm không hay, nhưng ông Handal không đồng ý. “Tại tổ chức Dale Carnegie, chúng tôi tin chắc rằng hiệu quả làm việc có được từ sự nhiệt tình, kỷ luật và sáng tạo. Theo nghĩa đó, thời gian nghỉ phép có thể cũng quan trọng như thời gian ở văn phòng vì kỳ nghỉ trọn vẹn giúp tăng sự sáng tạo của chúng ta vì nó đưa ta đến những môi trường mới”.

Ông Handal cho rằng thái độ mới và cách nghĩ mới sẽ tạo ra sự thay đổi. Chuyện này làm tôi nhớ đến Cozumel vào tuần trước – được ngắm nhìn bầu trời trong xanh và những chú cá tuyệt đẹp khi chúng tôi lặn bằng ống thở, tôi đã hiểu ra vì sao chúng ta làm việc: để có thể gian dành ra làm những việc chúng ta yêu thích. Cái thời hạn lù lù mà tôi phải hoàn tất ở nhà kia bổng không còn nặng nề và đáng sợ nữa. Tôi cũng gặp vấn đề với việc viết lách và mấy ngày sau khi tôi quay trở lại bàn phím (vì tôi từ chối làm việc này trong chuyến đi nghỉ của mình), những con chữ tuôn chảy trong tôi như thác đổ.

Nhưng ngày nay, những kỳ nghỉ có thể tốt không khi mọi người phải đánh vật để theo kịp với công việc? Ông Handal cho là có. “Sự suy thoái đã tạo một áp lực khủng khiếp đối với người lao động Mỹ, họ cảm thấy buộc phải làm gấp đôi thời gian để bù cho nguồn tài nguyên và nhân lực đang sụt giảm. Một thách thức nữa là chúng ta sống trong một thế giới cắt giảm chi phí. Vì thế, thật đáng sợ khi tự cho phép mình lớn tiếng hoặc đòi hỏi ngày nghỉ. Tuy nhiên, các nhân viên kiệt huệ cả về tinh lực lẫn thể lực còn gây tốn kém nhiều hơn đối với năng suất của công ty”.

Vậy, nếu bạn thấy ngày phép của mình ngày càng nhiều và mức căng thẳng tiến đến trần của căn phòng nhỏ thì có thể bạn cần phải nghỉ một vài ngày và đến một nơi không có công việc vướng bận. Dù đó là nghỉ dưỡng ở nhà, nằm dài ở nhà hay ở những ngọn núi/ bãi biển gần đó, hay đi đến Cozumel để chèo thuyền kayak và lặn ống thở thì bạn hãy cứ đi và tiến hành. Ngày là do bạn chọn và khi bạn quy trở về, bạn sẽ thấy mình sẵn sàng làm việc hơn lúc nào hết so với trước đây.
Dale Carnegie Vietnam 
Read more…