Bí mật đằng sau “Hãy cố lên!”

Wednesday, November 30, 2011 |
Cố lên! Cố lên!!! ^^

Trong bộ truyện tranh “Đồng hồ cát” của Nhật, có 1 người phụ nữ bị chồng bỏ rơi vì công ty của ông phá sản, để lại bà với đứa con gái nhỏ và món nợ khổng lồ.

Những người biết chuyện đều ái ngại và động viên bà: ” Cố gắng lên!”

Bà mẹ ruột của bà lúc nào cũng an ủi bà bằng câu: ” Cố gắng lên!”

Những người hàng xóm xung quanh cũng dùng câu: ” Cố gắng lên!” để chào bà mỗi khi chạm mặt.

Ngay cả đứa con gái nhỏ của bà cũng thủ thỉ suốt câu: ” Mẹ fải cố gắng lên!”

Và 1 thời gian ngắn sau, Bà Tự Sát. Vì ko chịu nổi áp lực mà mọi người vô tình đặt lên bà bằng câu ” Cố gắng lên!”

Cô con gái nhỏ là người cuối cùng lời cổ vũ tinh thần “nguy hiểm” ấy. Và sau cái chết của mẹ, cô mang 1 nỗi hối hận dày vò. Từ đó về sau, cô không bao giờ dùng câu ” Cố gắng lên!” để động viên ai nữa hết.

Chỉ 1 câu động viên đơn thuần, nhưng những người sử dụng lời khích lệ ấy ko biết rằng họ đang tạo 1 áp lực khủng khiếp lên người đối diện. Người được động viên ko dám nghỉ ngơi 1 phút nào, phải gồng mình chống lại sự yếu đuối chỉ chực chờ bung trào, phải cố gắng tỏ ra là ” tôi vẫn ổn” để ko làm thất vọng mọi người xung quanh. Và kết quả là, họ đã cố gắng đến độ kiệt sức và buông xuôi, tự giải thoát mình.

1 người bạn mà tôi yêu quý vừa chia tay người yêu. Lúc nào cô ấy cũng tỏ ra mạnh mẽ trước mặt người khác. Nếu như bình thường, slogan ” Acha acha cố gắng lên” sẽ được gửi từ máy tôi đến máy cô ấy. Nhưng lần này thì khác. Tôi chỉ an ủi cô bạn ấy bằng câu: ” Khóc đi!”. Và chắc có lẽ từ giờ về sau, thay vì cứ lặp lại mỗi điệp khúc ” Cố gắng lên”, tôi sẽ thay bằng “Relax đi, thư giãn đi, nghỉ ngơi đi, khóc đi, xem fim đi, đọc sách đi, măm măm đi…” để động viên những người xung quanh mình. Vì suy cho cùng, trong hoàn cảnh khó khăn, người ta cần sự thoải mái về tinh thần hơn là nghĩ mãi về những vấn đề mình đang mắc phải và chết đuối trong đó. Và tôi tin rằng, sau khi được thư giãn, được bình tâm trờ lại, thì những nỗ lực của họ đạt hiệu suất cao hơn bình thường gấp nhiều lần.

Tôi cũng đã từng lâm vào tình trạng bế tắc, chỉ muốn buông xuôi. Và giữa rất nhiều những lời động viên theo kiểu ” Ngôi nhà hạnh phúc”, tôi nhận được 1 câu an ủi tôi xem là slogan để vượt qua mọi khó khăn sau này của mình: Everything will be okie in the end. If it’s not okie, it’s not the end – Mọi chuyện rồi sẽ kết thúc tốt đẹp, nếu nó chưa tốt đẹp thì đó chưa fải là kết thúc.

Vì thế, ép mình đến kiệt sức, không dám tâm sự cùng ai, kìm nén nước mắt, tỏ ra mạnh mẽ đến cùng…chưa hẳn là 1 phương pháp hay để vượt qua khó khăn. Cứ cho mình yếu đuối 1 chút, cần dựa dẫm 1 chút, thư giãn 1 chút…vì mọi chuyện rồi cũng sẽ ổn thôi mà!

dacnhantam.com.vn
Read more…

Thư Gửi Bạn, Những Người Sếp Của Tương Lai

Monday, November 28, 2011 |

Gửi bạn, người sếp của tương lai.


Dù bạn đã đi làm hay chưa, chắc hẳn bạn đã từng suy nghĩ về
câu hỏi “Mình nên làm sếp hay làm lính”. Tôi không chỉ từng suy nghĩ mà đã trăn
trở khá nhiều với câu hỏi này trong một thời gian dài, nhất là khi chân ướt
chân ráo thật sự bước vào đời. Qua một số kinh nghiệm cũng như kiến thức học hỏi
được, tôi cũng phần nào tìm được câu trả lời cho riêng mình. Do vậy, tôi muốn
thảo luận với bạn những quan điểm của tôi cũng như hy vọng sẽ nhận được sự góp
ý của bạn về vấn đề này.


Tôi thích làm sếp đơn giản vì tôi thấy trong phim hay trong
truyện kiếm hiệp thường người sếp rất oách. Mỗi lần họ xuất hiện là bao nhiêu
người phải trầm trồ, thán phục. Cách họ di đứng, ăn mặc, chỉ đạo công việc, tổ
chức cuộc họp,…một phong thái rất chuyên nghiệp và…khác người. Vả lại, tôi nghĩ
làm sếp thì công việc an nhàn, lương lại khá cao, lại không bị ai sai khiến,…còn
làm lính thì như làm cu-li hay đầy tớ, suốt ngày bị sai vặt, lương đã thấp còn
bị chèn ép đủ điều, bóc lột sức lao động,..Nói chung “làm sếp” là một viễn cảnh
tươi sáng, còn “làm lính” là một tương lai “ôi tối”.


Sau khi xác định mình thích làm sếp rồi, tôi liền đặt câu hỏi:
“Làm thế nào để làm sếp ?” Tôi chỉ mới là sinh viên cuối năm 2 khi tôi đặt câu
hỏi này. Trong cùng thời điểm đó, phong trào “kỹ năng mềm” bắt đầu nở rộ. Hơn
chục trung tâm kỹ năng mềm mở ra với hàng tá các khóa đào tạo các “kỹ năng mềm”
mà nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy nội dung không có gì khác nhau cả. Trong số các
khóa đó, khóa về “kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm” đã ấn tượng tôi hơn cả. Lúc ấy,
tôi đã có ý nghĩ: “chỉ cần mình thành thạo các kỹ năng lãnh đạo là mình làm sếp
mấy hồi”. Thế là tôi lao vào nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo. Tôi đọc sách viết
về nghệ thuật lãnh đạo, tham dự các buổi hội thảo, trò chuyện với các diễn giả
cũng như những người bạn cùng trang lứa có cùng mối quan tâm về lãnh đạo. Tôi
cũng làm theo hướng dẫn của các diễn giả, cũng ngồi lên kế hoạch cho cuộc đời
mình. Nào là sau tốt nghiệp 3 năm làm trưởng phòng, 5 năm ngồi ghế sếp, năm 30
tuổi thì làm giám đốc công ty nào đó và có một mái ấm nho nhỏ, hạnh phúc của
riêng mình. Tiếp sau đó 10 năm thì thành diễn giả,…Thậm chí tới 80 tuổi thì làm
gì nữa kia. Tất cả đều đã vào khuôn mẫu, có vẻ ổn và hứa hẹn một con đường làm
sếp rõ ràng phía trước. Thế nhưng, mọi việc lại không đơn giản như bề ngoài của
nó. Khi nhìn kỹ vào cái bảng kế hoạch, tôi chợt thấy rằng nó không ổn. Tôi đã
nhiều lần bỏ đi và lên một kế hoạch khác. Rắc rối xảy ra là chỉ với những kiến
thức về “kỹ năng lãnh đạo” mà tôi biết thì những chi tiết nảy sinh trong kế hoạch
như “làm trưởng phòng hay làm sếp ở công ty nào ?”, “công ty của riêng mình hoạt
động trong lĩnh vực nào ?”, “tầm nhìn cụ thể về một lĩnh vực trong vòng 5 năm tới
là gì ?”… tôi hoàn toàn không trả lời được. Thế là từ đó, tôi nảy sinh hoài
nghi, “chỉ cứ nghiên cứu kỹ năng lãnh đạo thì có thể làm sếp ?”.


Cũng trong thời gian này, tôi cũng có đọc một số gương sáng
tối về các sếp. Từ các gương sáng về những CEO nổi tiếng trên thế giới cũng như
ở Việt Nam, tôi thấy rằng họ đều có một điểm chung: xuất phát điểm con đường
làm sếp của họ bắt đầu từ một sự đam mê về nghề nghiệp. Không ai chuẩn bị trước
như tôi (hay ít ra tôi không thấy họ đề cập tới) là cứ ngồi nghiên cứu lý thuyết
lãnh đạo để chuẩn bị cho cái vị trí “sếp” của mình sau này. Không ai cứ tập
trung rằng tôi phải làm trưởng phòng, làm quản lý,…Họ chỉ đơn giản làm việc họ
thích, họ đam mê. Họ truyền cảm hứng, tầm nhìn và sự đam mê cho nhân viên của họ
để cùng nhau xây dựng lên đế chế hùng mạnh. Điển hình gần đây nhất là công ty
Facebook của Mark Zuckerberg hay Google của Bin và Page. Còn về mảng tối của sếp
thì khá nhiều. Những chuyện như tranh giành quyền lực, hối lộ, tham nhũng, vận
động hành lang, dùng tiền mua chuộc, thuê xã hội đen xử nhau,… nhan nhản trên
các trang báo. Rồi những chuyện gia đình lục đục như vợ chồng ly dị, con cái
nghiện ngập,..mặc dù chẳng bao giờ đăng trên báo nhưng xảy ra khá thường xuyên
và đôi khi là “lời nguyền” của người làm sếp. Cứ hình dung mỗi sáng thức dậy với
tâm trạng nơm nớp xem lợi nhuận công ty thế nào, mình có bị thằng nào chơi xỏ
trên báo hay không, ra đường mình có bị đứa nào theo dõi hay không, hôm nay
mình phải đi nhậu với ai,… rồi đến khi mỗi tối về nhà một mình ăn bên cái bếp vốn
lạnh từ lâu, một mình nằm trên một cái giường lớn thiếu hơi ấm của ai đó, một
mình sống trong biệt thự nhưng lặng tiếng người, thật làm tôi thấy rùng mình, sợ
và suy nghĩ lại “Mình nên làm sếp hay làm lính ?”


Rồi đến khi tôi nghe kể mẩu chuyện về “Alice và con mèo” từ
anh Giản Tư Trung, tôi cũng nhận ra vấn đề ở đâu. Đó chính là tôi thật sự không
nhận biết được bản thân mình. Tôi không biết mình thật sự muốn gì, mình thật sự
có khả năng gì. Tôi biết điều này bạn cũng đã nghe nói nhiều ở các lớp kỹ năng
mềm, nhưng tôi cam đoan rằng cái bạn nghe cũng chỉ là lý thuyết. Việc thật sự
nhận thức được bản thân mình là rất khó, không thể qua lý thuyết, không thể qua
chỉ vài ngày và  không ai có thể giúp bạn
được ngoài trừ chính bạn. Có thể bạn may mắn 
và giỏi hơn tôi là bạn đã nhận thức một cách rõ ràng về bản thân mình. Bản
thân tôi, khi đang viết bức thư này cũng đang trên con đường tìm hiểu chính
mình. Đúng là khi có quá nhiều thông tin cũng làm cho chúng ta bị hoang mang, ảo
tưởng.


Điều ngộ nhận đầu tiên tôi là “chỉ tập trung nghiên cứu nghệ
thuật lãnh đạo là có thể làm sếp”. Sau một thời gian tìm hiểu, tôi thấy rằng chủ
đề lãnh đạo cũng cũng có nhiều điểm giống chủ đề “tình yêu”. Bạn thấy rằng
“tình yêu” thì có vô số định nghĩa và trường phái thì “lãnh đạo” cũng thế. Tuy
nhiên, điểm mấu chốt nhất đó là cả hai đều có chung một “gốc”: chữ “TÂM”. Nếu
“tình yêu thực sự” xuất phát từ “tấm lòng” thì “lãnh đạo” hay nói một cách cụ
thể hơn là “nghệ thuật lãnh đạo” phải đi từ việc “Đắc Nhân Tâm”. Những công việc,
hành động của người lãnh đạo, bạn có để ý, dù là “người truyền cảm hứng”, “người
kết nối”, “người dẫn đầu”, hay gì gì đi nữa thì đều quy về ba chữ “Đắc Nhân
Tâm”, đều là những quy tắc hay nói một cách dân dã là những mẹo hay tiểu xảo “đối
nhân xử thế” sao cho thuận lòng người. Điều này đúng khi tôi thấy trong cuộc sống,
những người lãnh đạo thật sự không thể hiện ở cái chức danh “sếp này sếp nọ”.
Chỉ những người đã là “sếp” muốn trở thành “sếp tốt” phải biết nghệ thuật lãnh
đạo. Vì vậy, “nghệ thuật lãnh đạo” với tôi trong giai đoạn này thật chưa cần phải
tập trung nghiên cứu. Một người “sếp giỏi” thì điều kiện cần là kiến thức
chuyên môn tốt (kỹ năng cứng) và điều kiện đủ là am hiểu nghệ thuật lãnh đạo (kỹ
năng mềm). Do vậy, điều tôi cần làm hiện giờ là xác định được niềm đam mê thật
sự của chính mình, cố gắng học tập thật giỏi và củng cố kiến thức chuyên môn vững
vàng. Bên cạnh đó, tôi cần phải quan tâm tới những người xung quanh nhiều hơn nữa
và sẵn sàng giúp họ phát triển, vì khi đó tôi cũng đã phần nào “lãnh đạo” họ rồi.
“True leaders create leaders” mà.


Còn về việc “làm sếp hay làm lính”, quả thật bây giờ tôi
cũng không quan tâm nữa. Mỗi vị trí đều cho ta một trải nghiệm và cảm nhận mới
về cuộc sống. Một câu hỏi mà tôi thấy nhiều người hay đặt ra: “Làm sếp công ty
nhỏ hay làm lính công ty lớn”. Nếu là tôi, tôi sẽ thử làm cả hai và sẽ làm hết
sức mình. Đơn giản vì tôi muốn trải nghiệm, có thêm cơ hội thử thách chính
mình. Nếu phù hợp với đam mê của tôi nữa thì quá tốt. Vì thế, tôi thấy “làm sếp
hay làm lính” không quan trọng mà vấn đề là tôi sẽ làm tốt vị trí đó như thế
nào. Nhưng dù làm gì thì tôi cũng luôn nhớ lời của Barack Obama, “làm cha mẹ là
một “nghề” khó khăn và thiêng liêng nhất”.


Hêh. Có lẽ tôi đã quá dài dòng. Thật cảm ơn bạn vì bạn đã bỏ
công sức đọc tới dòng này. Dù sao cũng hy vọng được lắng nghe phản hồi từ bạn,
người bạn tốt của tôi.


Nhân dịp năm mới 2011 chúc bạn tôi có thật nhiều cái mới, thật
nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành công. Chúc cho con đường làm sếp của bạn sẽ
ngày càng rõ ràng và ngắn  lại ^ ^.


Hãy là một người sếp tốt của nhân viên mình, hãy là một người
lãnh đạo tốt của chính bản thân mình, bạn nhé.


Sài Gòn, ngày 01
tháng 01 năm 2011.


Người gửi.


Đỗ Hà Lộc


Bài dự thi sự kiện
Chia Sẻ Giá Trị Đắc Nhân Tâm

Read more…

Chát xình chát chát bùm! Chát xình chát chát bùm!

Thursday, November 24, 2011 |
Tôi đã hiểu được thấu đáo điều này: con người cần phải làm mọi việc cho đúng lúc, phù hợp với lứa tuổi của mình. Nếu không sẽ thành trò cười cho thiên hạ. Người ta nói vậy mà đúng: ai đến 54 tuổi đầu còn chơi bời phá phách thì kẻ ấy sẽ không còn được yên ổn ở trên cõi đời này. Nếu anh ta nhất định muốn chơi bời thì hãy chơi bời vào cái tuổi 20, không thì 30 đi. Chứ tôi đây - cầu trời phù hộ cho bạn khỏi phải thấy cảnh ấy - lại chơi bời vào lúc 58 tuổi đầu. Và nếu như ngày hôm nay tôi đang phải ngồi trong nhà thương điên thì ngoài bản thân mình ra, tôi không còn biết buộc tội cho ai được nữa. Tôi đã bị trừng phạt thích đáng về tội chơi bời không đúng thời đúng tuổi.

Cầu xin đấng Ala giữ gìn cho bầy con của Ngài khỏi lầm đường lạc lối! Tôi có thằng con trai học năm cuối cùng ở trường Đại học Bách khoa và một đứa con gái, cháu nó lại xinh đẹp nên chúng tôi phải vất vả lắm mới buộc nó học hết được bậc trung học, nó đi lấy chồng rồi. Tôi đã có 2 đứa cháu ngoại...

...Thôi, để tôi kể cho các bạn nghe từ đầu - tôi đã phát rồ và phải vào nhà thương điên như thế nào. Bạn thấy đấy, tôi có nói nhảm đâu, tôi đang nghị luận một cách bình thường đấy chứ. Tôi có thể đặt câu không kém gì Exat Mamut. Tôi nói còn chí lý và logic hơn cả nhiều nghị sĩ nữa kia. Nhưng dù sao thì tôi cũng đang ở trong nhà thương điên. Nguyên nhân mọi chuyện chỉ là tại chát xình chát chát bùm...

Vâng! Kẻ tôi tớ trung thành của các bạn đây vốn là luật sư. Bạn còn nhớ xưa kia ta từng có một trường luật đấy chứ? Tôi tốt nghiệp chính cái trường ấy đấy. Mà còn được xếp vào loại "ưu" nữa kia, giờ thì gọi là "giỏi" ấy mà! Quả tình tôi là một luật sự, song không ở trong số những kẻ đi cãi cho bọn "chó sói" khét tiếng mổ thịt cả mẹ, cả chị, cả vợ, cả con gái và hàng chục mạng người thân thích khác. Những chuyện ly dị, cãi cọ trong gia đình và mọi thủ đoạn buôn bán rắc rối tôi cũng chẳng nhận cãi làm gì. Đã mấy năm nay rồi, tôi chỉ là luật sư ăn lương nhà nước tại một sở nọ, nghĩa là làm cố vấn tư pháp.

Tất cả bạn đồng học của tôi đều đã trở thành những ông hoàng. Lần nào đến văn phòng của họ tôi cũng không giấu nổi vẻ ngạc nhiên. Không, lạy giời, tôi không ghen tị với ai cả, nhưng mỗi khi trông thấy các cô đánh máy trẻ măng của họ, tôi không tài nào nhịn liếm môi được. Như tôi đã nói đấy, tôi đã bỏ lỡ mất thời cơ, không làm đúng lúc cái công việc đáng lẽ phải làm và bây giờ thì đứng nhìn người khác mà...

Cuối cùng, tôi không chịu được nữa. Tôi bèn gửi đăng báo: "Văn phòng luật sư cần mướn một nữ thư ký trả lương hậu." Tôi có nghe nói trên thế giới này đàn bà nhiều hơn đàn ông, nhưng nhiều hơn bao nhiêu thì tôi chịu không hình dung nổi. Ai đến xin làm nữ thư ký cũng ngắm nghía tôi như người đi tậu nhà vậy. Họ đưa ra hàng tràng câu hỏi, tựa hồ không phải tôi muốn mướn họ, mà họ định mướn tôi ấy. Và sau mỗi cuộc lục vấn như vậy họ bỏ đi, buông thõng một câu:

- Để tôi nghĩ xem và trả lời sau.

Tôi không nhớ là trong đời tôi đã có bao giờ phải tốn nhiều nước bọt đến thế hay không. Đồng thời tôi cũng thấy khiếp sợ... Ngày thứ ba sau khi đăng báo, có một cô đến văn phòng tôi. Không phải một cô gái thường đâu mà là một hồ ly tinh hiện hình thì đúng hơn! Bạn đừng nóng ruột, tôi sẽ tả kỹ cô nàng và bạn sẽ phải tin tôi thôi. Trên vai, cô ta đeo một cái sắc như loại các sĩ quan vẫn mang khi diễn tập, chỉ khác cái là to gấp đôi. Chiếc váy cô ta mặc là thứ váy mà ta không thể nào hiểu nổi đâu là trên, đâu là dưới nữa. Và dưới chiếc váy "giật gân" ấy là hai bắp chân nõn nà tựa hồ hai quả ô liu khêu gợi: "Hãy ăn tươi nuốt sống chúng tôi đi!" Đôi chân để trần đi giày cao gót, mớ tóc lộng lẫy chấm đến vai...

"Ôi, trời đất, nhân danh Đấng Sáng Thế, xin hãy cho tôi có đủ sức!" - tôi thoáng nghĩ thầm. Và khi cô ta đung đưa cặp đùi tiến lại bàn tôi thì suýt nữa tôi đã ngã gục xuống để trở thành một vật hy sinh của tình ái.

- Ông cần nữ thư ký? - cô ta hỏi.

Tôi không còn đủ hơi sức để trả lời, tôi cũng không nói ra nổi được lấy một tiếng nào cả. Tôi chỉ nhớ là ngực tôi phập phồng như bễ lò rèn. Cô nàng ngồi xuống trước mặt tôi.

- Em tên là Bixen ạ - cô ta bắt đầu - 21 tuổi, cao 1 thước 62, nặng 57 cân. Nỗi ham thích duy nhất của em là khiêu vũ. Em rất mê nhảy. Mục đích đời em là trở thành tài tử điện ảnh. Trong các loại hoa, em thích nhất hoa mộc lan, nước hoa thì loại "ôrigan". Mối tình cuối cùng của em là một thuỷ thủ Mỹ.

Vừa kể cho tôi nghe đoạn tiểu sử ngắn ngủi ấy, cô ta vừa ra sức nhai kẹo cao su. Thấy tôi cứ lặng thinh, cô ta hỏi:

- Thế nào, có được không ạ?

Tôi hé mắt nhìn: chiếc váy mặc hớ hênh quá! Lấy hết nghị lực, tôi cố sức thốt lên:

- Đư... ư... ợc lă... ắ... m!

- Em xin 300 đồng một tháng ạ.

Từng ấy thì gần bằng tất cả số lương luật gia của tôi rồi còn gì, nhưng không sao. Đối với cô nàng thế này thì cũng không tiếc.

Thế là chúng ta đã làm quen với Chát xình chát chát bùm rồi đấy. Cô ta chính tên là Bixen, nhưng tôi gọi cô là Chát xình chát chát bùm. Vì sao? Vì ngay hôm đầu, ngay từ cái giờ phút đầu tiên ấy, cô ta đã luôn miệng nhắc đi nhắc lại: "Chát sình chát chát bùm!... Chát xình chát chát bùm!" Đồng thời cứ giật giật người lên một cách lạ
lùng và khẽ nhún nhẩy...


Công việc tôi đang làm đương nhiên là bị xếp xó rồi. Chúng tôi cùng ăn bữa trưa và bữa chiều với nhau. Đến thứ sáu cô ta hỏi:

- Chủ nhật này ta đi đâu ạ?

- Em thích đi đâu thì chúng ta đi đấy - tôi đáp.

- Ta ra ngoại thành chơi nhé.

Thế là chúng tôi đi ra ngoại ô thành phố, đến các hòn đảo, các khu vườn. Mọi sự đều hay: nhưng những cuộc đi ấy chẳng mang lại được cái gì béo bở cho tôi cả. Tôi sợ đụng phải cô ta. Giá cô ta vô tình bỗng chạm phải tôi thì tôi giật thót người lên như bị điện giật vậy.

Ngoài ra, lần nào cô ta cũng kiếm một chàng trai trẻ nào đó và họ bắt đầu ưỡn ẹo chát xình chát chát bùm, chát xình chát chát bùm. Họ nhảy đến hàng giờ đồng hồ! Làm như thể tôi may sắm cho cô ta, cho ăn cho uống, dẫn đi chơi lại kèm thêm việc bỏ vào túi cho cô ta 300 đồng, để cô ta vui chơi với kẻ khác... Có lần một thằng mất dạy nào đó trông thấy hai chúng tôi trong hiệu ăn đã hỏi:

- Đấy là con gái ông? Ối chà chà, tuyệt quá!

Tôi bèn cạo râu mỗi ngày hai lượt. Sơmi hồ hột, quần là thẳng nếp, mỗi ngày một bộ comlê mới, bông hoa gài ngực áo... Vợ tôi thường hỏi:

- Mình làm sao thế?

- Làm thế nào được, thời buổi bây giờ phải thế - tôi đáp quanh co.

Tôi điên người vì cô nàng của tôi lại cứ nhún nhảy với bất kể một tên đê tiện nào. Cuối cùng, tôi nói thẳng cho cô ta biết là tôi ghen. Giá bạn được thấy cô ta biến sắc đi như thế nào! Nàng tiến lại gần, ngồi vào lòng tôi, đỡ lấy cằm tôi mà nói:

- Ông già ơi, ông chẳng biết quái gì cả. Giá như ông biết nhảy có phải hay bao nhiêu không!

Đó là cử chỉ âu yếm nhất mà tôi được cô ta ban cho trong đời. Một ý nghĩ vụt nẩy ra trong óc tôi: tôi sẽ học nhảy giấu cô ta, tôi sẽ cho cô ta một mẻ ngạc nhiên! Bây giờ thì hẳn không còn ai lôi được cô ta ra khỏi cánh tay tôi nữa. Nhưng đã ngần này tuổi đầu mà còn đến trường học nhảy thì làm sao coi được? Tôi bèn kín đáo học lỏm cách giơ chân múa tay của những kẻ bỏ mặc tôi. So sánh với những điệu nhảy thời nay thì những điệu nhảy khi xưa của chúng tôi chẳng qua như ngỗng bước...

Về đến nhà tôi vào ngay trong buồng khoá cửa lại và bắt đầu nhảy, chân dậm miệng nhịp chát xình chát chát bùm, chát xình chát chát bùm... Bị kích thích đến quá độ, tôi dậm chân mỗi lúc một mạnh.

Những người ở tầng dưới lúc đầu tưởng là tôi gõ để báo cho họ khỏi làm ồn nên mọi người lập tức yên lặng ngay. Nhưng sau đó tiếng dậm chân và những tiếng động lạ tai cứ tăng lên mãi nên họ bèn lên gác chỗ tôi xem sự thể ra sao. Nghe thấy ồn ào, vợ tôi, con trai, con gái, con rể, các cháu tôi chạy cả lên và nhòm qua lỗ khoá:

- Trời ơi, ông cụ phát điên rồi - mọi người lo lắng nói.

Vợ tôi bèn bảo:

- Ít lây nay tao thấy cung cách ông ấy có cái gì đáng ngờ lắm. Tao đã để ý thấy có cái gì khang khác...

Tôi vẫn tiếp tục công việc của mình chát xình chát chát bùm, chát xình chát chát bùm... Vợ con tôi oà lên nức nở.

- Tao chẳng vào đâu, tao sợ lắm! - vợ tôi nói.

- Con cũng chịu thôi! - con gái tôi kêu lên.

- Phải báo cho sở cảnh sát - chàng rể tôi bỗng nghĩ ra.

Khi 3 người cảnh sát xông vào buồng tôi, tôi vẫn mặc độc một chiếc quần lót, tay ôm chiếc gối đứng dậm chân trước gương, miệng thì hát: "chát xình chát chát bùm!... chát xình chát chát bùm!..." Một người cảnh sát ôm ngang lấy tôi, vật xuống đất trói lại, quẳng vào ô tô và chở vào nhà thương điên.

Thoạt đầu tôi còn định nói: "Các người ơi, tôi có điên đâu, tôi học nhảy đấy mà!" Nhưng sau tôi nghĩ nếu thế lại càng nguy. Người ta lại bảo: xem đồ ngốc kia, hơn 60 tuổi đầu mà còn phải nhục nhã vì một con bé con. Tốt hơn hết là tôi đừng có nói ra. Cứ mặc cho họ tưởng rằng tôi điên thật thì cùng lắm người ta cũng còn thương hại tôi. Sau khi đã quyết định như vậy, tôi lại tiếp tục giả vờ điên. Ngay cả ở sở cảnh sát và trước mắt các bác sĩ tôi vẫn nhảy cẫng chân lên mà hát: "Chát xình chát chát bùm! Chát xình chát chát bùm!". Các bác sĩ đương nhiên là nghĩ ngay ra được một cái tên Pháp lẫn Latinh nào đó để đặt cho căn bệnh của tôi.

Thế là đã một năm nay tôi nằm tại nhà thương để chữa bệnh thần kinh. Dần dà tôi ít ngâm nga câu "Chát xình chát chát bùm!" hơn trước. Sắp tới đây tôi sẽ làm ra vẻ như trí khôn đã trở lại và họ sẽ cho tôi xuất viện. Quả tình trí khôn đã trở lại với tôi thật, nhưng quá ư là muộn...

Chát xình chát chát bùm! Chát xình chát chát bùm!
Read more…

Như LIKE thần chưởng :))

Wednesday, November 23, 2011 |
Read more…

Có thai =))

Wednesday, November 23, 2011 |
Người
chồng khi biết vợ có thai thì vô cùng vui mừng. Anh muốn cho tất cả mọi
người biết tin này nên lấy điện thoại của vợ nhắn tin: "Tôi đã có thai"
gửi đi cho tất cả mọi người trong danh bạ.

Được một lúc thấy mẹ vợ trả lời: "Sao nói là chồng không sinh được, con lại quan hệ với thằng Tiểu Lí à".

Anh rể trả lời: "Cô tính xử lí thế nào?".

Tiếp theo một người bạn thân nhắn tin: "Chúng ta đã nửa năm không gặp nhau, cô đừng đổ lên đầu tôi".

Đồng nghiệp nhắn: "Không phải chứ? Mới 2 ngày mà".

Cấp trên trả lời: "Tôi cho cô 10 triệu, cô nghỉ ngơi một thời gian đi".

Khách hàng nhắn tin: "Được rồi, cô đừng hù dọa tôi, ngày mai cô tới nhà tôi, chúng ta sẽ kí hợp đồng".

Một người lạ nhắn: "Cô li dị, chúng ta sẽ giữ đứa bé".

Một người lạ khác nhắn: "Hôm đó còn có giám đốc, không phải cô tính nói là của tôi chứ?".

Và một người lạ khác nhắn: "Đừng đùa chứ, tôi đã phẫu thuật triệt sản rồi".

Chồng lăn ra bất tỉnh =))
Read more…

PHẢI HO LAO MỚI ĐƯỢC

Wednesday, November 16, 2011 |
Chúng tôi lấy nhau, sự thể là như vậy... Con người khi lấy vợ rồi thì phải làm gì? Thì anh lấy vợ làm gì, một khi còn chưa biết điều gì đáng phải làm? Bây giờ thì tôi biết rõ lắm rồi! Người ta lấy vợ xong, việc đầu tiên là phải có than cho mùa đông. Tôi bèn đi hỏi bạn bè xem làm việc đó thế nào?

-Ô hô! - họ nói - Anh đừng hòng mua được.

-Sao lại thế?

-Anh không thể nào mua được chứ sao nữa!

-Nhưng tôi có quyền cơ mà! Ôi, Ala!

Tất cả những kẻ nào bảo tôi: "Cậu đừng hòng mua than" đều được tôi lên lớp cho một bài ra trò về quyền công dân!

Tôi đến nhà trưởng phố. Sau khi chờ 10' cho ông lão dứt cơn ho, tôi hỏi:

-Cụ ủng hộ phe nào ạ?

-Phe dân chủ! - Ông cụ làu nhàu nói.

-Hay lắm! Cháu cũng ủng hộ phe dân chủ - tôi đáp - Cháu ở phố nọ, số nhà nọ, cháu muốn mua than. Cụ giúp chúng cháu với.

-Thế là từ trước đến nay anh mua than ở đâu?

-Cháu đã mua than bao giờ đâu. Ðây là lần đầu tiên cháu định mua đấy.

-Thế đầu đuôi làm sao mà anh lại đến đây?

-Thưa cụ, cháu vừa mới cưới vợ. Trước kia thì cháu thế nào cũng xong. Bây giờ cháu muốn mua than để đôi chim trong tổ uyên ương chúng cháu được sưởi ấm vào mùa đông.

Anh mang giấy chứng nhận nơi ở cũ của anh và của vợ anh đến đây.

Thế là các điện khẩn, điện hoả tốc, điện kèm cước phí trả lời bay đi tứ tung, và một tháng rưỡi sau chúng tôi nhận được giấy chứng thực. Lần này trưởng phố bảo:

-Anh phải viết đơn cho sở phân phối than.

Chúng tôi nộp đơn. Họ đưa cho tờ giấy bảo là để trưởng phố điền vào. Nào ai bảo là tôi không mua được than nào?!

Chúng tôi cầm tờ giấy. Trưởng phố điền vào. Chúng tôi lại mang đến sở phân phối than. Cần một chữ ký! Thế là xo...o...ong! Giờ thì cứ để họ xem tôi có mua được than hay không? Chữ ký có đây rồi. Phải, thưa các ngài, dân ta là cứ muốn mọi thứ kề sẵn miệng cơ! Bảo là "cho tôi một tấn than" rồi muốn người ta để than cho ngay lập tức cơ! Như thế mà được à! Ðây có phải quầy bán thức ăn đâu! Ðến quầy bán thức ăn cũng phải xếp hàng đợi đến lượt nữa là! Ở đây lại có ngần ấy công thức, họ phải có việc gì mà làm chớ. Lại cần thêm một chữ ký nữa...

Khi đã lấy đủ các chữ ký, viên công chức ngồi tận bàn ngoài cũng mỉm cười hỏi:

-Than à?

-Vâng! Than ạ! - tôi xác nhận.

Nụ cười của viên chức công càng nở thêm ra:

-Ra anh muốn mua than đấy.

Tôi vốn ưa những người vui tính. Và tôi đáp, cố mỉm cười như viên công chức niềm nở vui tính này:

-Vâng! Than! Ông xem, tôi muốn mua ít than ấy mà!

Không biết các bạn có để ý thấy hầu hết các công chức của chúng ta đều có bộ mặt nhăn nhó không? Thế mà viên công chức này thì lại vui tính cười sằng sặc. Ông ta cười tướng lên:

-Thế nghĩa là than đấy!

Tôi cũng cười to gần như ông ta: 

-Than, hẳn rồi! Than ấy mà!

Viên công chức lại càng cười khoẻ. Ông ta cười hô hố, còn tôi thì sao, chả lẽ tôi đứng nhìn à? Ừ thì tôi cũng cười. Khi người bạn đang tiếp chuyện mình cười, lẽ nào anh lại nhăn nhó. Ông ta cười, và tôi cũng cười. Cứ thả sức cho hai ta cùng vui.

-Thế ra, hahaha! Là than đấy! Haha! Haha!...

Một khi người ta đã đến cơn cười thì khó lòng mà nín lại được. Tôi càng cười to hơn:

-Than!... Hahahaha!...

Chúng tôi ôm bụng mà cười đến chảy cả nước mắt. Chỉ thêm tí nữa là tôi ngất đi mất.

-Ra là than à? Hahahaha!...

-Hahaha!... Than, hẳn đi rồi!...

-Thế thì không có.

-Sa...a...ao! Không có? Thế sao ông lại cười?

-Không có, thế nên tôi mới cười. Hahahaha!...

Bây giờ thì đáng lẽ tôi không còn cười được nữa, mà phải khóc kia, nhưng tôi không kìm lại được. Chúng tôi cười vô hồi kỳ trận, cười không tự chủ được nữa. Nhờ giời là họ đặt tôi ngồi xuống ghế, cho cốc nước, bóp má mấy cái và cho ngửi nước đái quỉ. Khi hơi hồi lại, tôi hỏi:

-Thế là chúng tôi không mua than được à?

-Ðến ngay bán cho các khách hàng quen chúng tôi cũng đã chật vật lắm rồi, huống chi ông là người mới. Ông thì chẳng có đâu.

-Ðược rồi, nhưng lúc trời đông mưa rét thì tổ uyên ương của chúng tôi sẽ ra sao?

-Ông có thể mua than với một điều kiện. 

-Ðiều kiện gì?

-Nếu trong nhà ông có ai bị tê thấp, ông mang giấy chứng nhận lại đây, chúng tôi sẽ bán cho ông một phần tư tấn.

-Nhà ta có ai bị tê thấp không? - tôi gào lên từ ngưỡng cửa.

Bà mẹ vợ vội đáp:

-Lạy giời, tìm được thuốc rồi à? Ðã mười năm nay mẹ đến khổ vì bệnh tê thấp. Chỉ có giời biết được là thế nào!

Bà mẹ vợ đã mở miệng thì còn đủ mọi chuyện... Vậy mà cũng có khi bệnh tê thấp của bà mẹ vợ lại được việc đấy. Và chúng tôi lấy được giấy chứng nhận.

Chà, nếu lần này mà tôi mua được than thì không hiểu tôi sẽ làm gì với những kẻ bảo tôi: "Cậu không mua nổi than đâu!" Hừ, những giống bi quan! Ðang có người ốm thì ai lại đi bán than cho người khoẻ cơ chứ. Cứ bị tê thấp đi, người ta sẽ bán than cho.

Tôi mang giấy chứng nhận đến.

-Giấy này không hợp lệ.

Hẳn họ nghĩ là giấy làm giả mạo.

Kể ra thì họ cũng có lý. Bây giờ thiếu gì các kỹ sư ẩm muội, các bác học giả danh, các thầy kiện cãi láo, các bác sĩ giả hiệu: họ làm sao mà biết được là bác sĩ thật hay giả đã cấp giấy chứng nhận. Vì thế nên họ đòi giấy chứng nhận của nội đồng y khoa cấp. Không lẽ cả hội đồng là giả hiệu được!

Thủ tục xin giấy chứng nhận của hội đồng y khoa xem ra còn rắc rối hơn việc mua than nhiều!

Ðến đây thì đừng có tiếc công, cứ cậy cục đến cùng! Một tháng sau, tôi lấy được giấy chứng nhận của hội đồng.

Tôi tóm tờ giấy và bây giờ mới yên lòng.

Tôi đem giấy cho họ.

-Rất đáng tiếc là... không được!

-Sao? Giấy chứng nhận đây mà!

-Giấy chứng nhận của ông là giấy chứng nhận có bệnh tê thấp.

-Thì chính các ông đòi giấy chứng nhận bị tê thấp mà. Giá các ông có đòi giấy chứng nhận mắc bệnh ung thư thì chúng tôi cũng đem đến được.

-Trước kia chúng tôi có bán than cho người bị tê thấp, nhưng nay than lại ít hơn trước nên chúng tôi không bán cho người bị tê thấp nữa.

-Nguy to rồi!... Thế chúng tôi lấy gì mà sưởi tổ ấm uyên ương?

-Nhà ông có ai bị lao không?

-Không!

-Không thì chúng tôi biết làm thế nào? Muốn mua than thì phải bị ho lao mới được.

Hừ, tôi ghét những giống bi quan ấy làm sao! Họ bảo: "Người ta không bán than đâu.". Họ chẳng bán cho người bị ho lao đấy là gì?

Các bạn cứ xem, nhờ giời, chúng tôi còn khoẻ mạnh sống qua được mùa đông này, đến sang năm tất cả nhà sẽ được mua than cho mà xem. Vì nói gì thì nói, chứ cứ sống ở chỗ lạnh lẽo không có gì sưởi ấm thì chắc chắn là được ho lao rồi.

Tất nhiên là nếu đằng nào cũng phải bán than cho những người bị ho lao thì giá cứ bán ngay cho họ trước khi mắc bệnh có phải tốt hơn không... Không, như thế không được.

Mà nếu bao giờ chúng tôi bị ho lao, có khi họ lại sẽ bảo: "Muốn mua than thì trước hết anh phải chết đi đã. Chúng tôi chỉ bán than để đun nước lau rửa cho người chết thôi."

Thế mà có kẻ dám bảo: "Người ta không bán than đấy". Ðã có sự qui định, có luật lệ đặt ra để thi hành. Nếu anh không chết đi thì họ làm sao mà bán than cho anh được? Chuyến này tôi mua được than, tôi sẽ chở đến và vãi ra trước mũi những kẻ nào bảo "Cậu đừng hòng mua than" cho mà xem. 
Read more…

QUÊ TA VẠN TUẾ

Tuesday, November 15, 2011 |
- Nếu cậu tin những chuyện sau đây là thật thì tớ cũng coi như một người đã chết - anh ta nói.

Chúng tôi tựa lưng vào tường ngục sưởi nắng. Viên coi tù Darưpoócxôn chắp tay sau đít đi qua mặt chúng tôi ra vẻ muốn nói rằng hai tay hắn đã đắo lên những ngọn đồi kia.

-Thế thì ai mới là người sống? Cái gì chả thế - tôi đáp - cậu phải cảm ơn trời đất mới phải. Có những người còn cơ cực hơn chúng ta nhiều ấy chứ. Thôi vui lên, còn cái xác là may rồi!

-Ðâu có thế, ông bạn, - anh ta phản đối - không còn ai có thể cơ cực hơn được. Phải khẳng định là tớ đã không còn tồn tại nữa. Bây giờ thậm chí tớ cũng không thể giải thích cho cậu được... Cậu có nhìn thấy tớ thật, nhưng cái đó chẳng nghĩa lí gì : tớ vẫn cứ là đã chết rồi, tớ không còn tồn tại. Ðầu tiên tớ biết là tớ không còn nữa vào lúc tớ 12 tuổi. Trước đó ở quê tớ không có trường công. Năm đó nhà nước công bố bảng chữ cái và những nhà có học ở quê tớ quyết định phải đưa con vào trường công. Bố tớ tự cho mình là người có học thức nên cũng muốn tớ vào đó. Thế rồi ông ấy cầm tay tớ dắt đi. Ông hiệu trưởng đòi bố tớ cho xem giấy khai sinh của tớ.

-Chúng tôi chưa khai cho cháu - bố tớ nói - hay ông lấy giấy của tôi vậy!

Tất nhiên là không được. ở trường Ðavuđa Khôđji, học trò học chữ cũ, không cần khai sinh.

Bố tớ cứ muốn tớ học trường mới...

Phải cầu cứu đến người làm đơn thuê ngồi trước phòng thị chính. Sau đó cầm đơn vào phòng khai sinh... Một thầy ký nhận đơn, rồi rút ra những sổ sách gì gì, sau đó lục mãi mới thấy phần ghi về bố tớ.

-Ông là Rêsít? - người ấy hỏi.

-Dạ phải - bố tớ đáp.

Thầy ký lần sách đọc những số liệu về bố tớ:

-Năm sinh 1897... quận Ðêghimentep phố Tavaxbaga, số nhà cũ là 51, mới là 28... Năm 1911 lấy vợ là Khađgiê. Sinh con trai là Êmin. Phải vậy không?

-Ðúng ạ - bố tớ đáp - Tôi muốn làm giấy khai sinh cho thằng cháu Êmin. Tôi định cho cháu vào học trường công. Trước đây người ta không đòi khai sinh.

Thầy ký nghi hoặc nhìn bố tớ:

-Cha nội ơi, khai sinh nào cơ? Con ông chết lâu rồi còn gì!

-Ấy chết, ngài nói vậy! - bố tớ sửng sốt - cháu nó đây, nó đang đứng cạnh tôi mà.

Thầy đọc lại mấy hàng trong sổ:

-Ông là Rêsít?

-Ðúng, Rêsít.

-Bố ông tên là Mêmét?

-Ðúng, điều ấy cũng đúng.

-Ông lấy vợ tên là Khađgiê, sinh con tên là Êmin.

-Hoàn toàn đúng. Ðích thực là vậy. Và bây giờ tôi muốn khai sinh cho thằng cháu Êmin ấy đây.

-Thế là thế nào? Mọi cái đều đúng, mà riêng chuyện thằng Êmin chết thì lại sai? Sổ ghi là nó chết, mà người chết thì làm sao lấy giấy khai sinh được nữa.

Tớ khóc oà lên.

-Nín đi - bố tớ quát - có phải sổ ghi chết là mình phải chết đâu mà sợ.

-Nhưng thầy ký bảo con đã chết rồi, hu...hu...!

-Kệ thầy ấy. Cứ nghe bố nói là đúng.

-Sổ đã ghi là không có bao giờ sai - thầy ký lý sự - đã ghi là y như thực. Ông có mưu gì chăng. Tôi không làm đâu. Không ai đi cấp khai sinh cho người chết rồi.

-Mưu gì là thế nào kia ạ? - bố tớ rụt rè hỏi.

-Nhà các ông bao giờ cũng lắm chuyện lắm - thầy ký đáp - ông muốn mặc cả với người nhà nước đòi người chết ra người sống hả? Tráo trở thật.

-Vậy xin hỏi, cháu nó chết ngày giờ nào ạ? - bớ tớ hỏi thêm.

Thầy ký liếc sổ:

-Ðại chiến thứ nhất nó bị đi lính. Năm 1915 hi sinh ở Tranacal. Nó được xoá sổ vì có giấy báo tử của đơn vị số 331/85.

Bố tớ nổi đoá:

-Bẩm ông, ông nghe đây, ông xem lại sổ xem, tôi lấy vợ năm 1911 cơ mà.

-Phải - thầy ký đáp - có ghi : ông lấy vợ năm 1911.

-Thế cứ cho rằng con trai tôi sinh vào ngày cưới tôi đi, thì năm 1915 nó mới có 4 tuổi. Làm sao trẻ con 4 tuổi lại đi lính và chết trận được.

Thầy ký bối rối, lão nhìn tớ, nhìn sổ, rồi nhìn bố tớ, rồi lại nhìn sổ, cuối cùng kết luận:

-Thằng Êmin nhà ông sinh năm 1896. Vậy là khi chết nó 19 tuổi.

-Con tôi sinh năm 1896? - bố tớ hỏi lại - Thánh Ala phù hộ cho ông, thế còn tôi sinh năm nào, ông xem lại sổ xem.

Thầy ký xem sổ.

-Ông sinh năm 1897. - lão nói.

-Ông ơi, ông chớ có nói rằng hoá ra tôi lại sinh sau con tôi một năm cơ đấy?

Mấy thầy ký khác cùng phòng bước lại, nhưng không ai biết đằng nào mà lần.

-Sổ đã ký như thế thì chịu - thầy ký của tớ bảo thế - Tất nhiên, là có khiếm khuyết gì đây, nhưng chưa biết chỗ nào?

-Thưa các thầy - bố tớ bảo các thầy ký - có thầy nào ở đây đẻ sau con mình không?

Một thầy sửng cồ:

-Ðừng lôi cổ bố người khác vào chuyện của mình. Người chết chúng tôi không cấp khai sinh, thế thôi!

Bố con tớ lên chỗ ông trưởng phòng khai sinh kể lại đầu đuôi. Ông trưởng phòng theo bố con tớ xuống chỗ mấy cuốn sổ cái. Hai bên cùng xem lại hồ sơ.

-Ðúng hết - ông trưởng phòng nói - Sổ đã ghi thế. Con ông hy sinh năm 1915 - Rồi ông lại ra chiều suy nghĩa, cuối cùng lại dứt khoát - Hẳn là thế. Vợ ông nhiều tuổi hơn ông. Ðúng là ông đã lấy một quả phụ. Bà có con riêng tên là Êmin. Thẳng con ghẻ Êmin của ông hơn ông một tuổi, nhưng, sổ vẫn ghi cho ông là bố.

Tớ khóc rống lên.

-Im đi, con - bố tớ giận dữ nói - Ai là người biết rõ bố của con, ta hay là sổ?

Ngài trưởng phòng kính cẩn nói:

-Sao ông nói lạ thế? Rành rành đây còn gì nữa!

Dù bố tớ không biết đọc biết viết nhưng ông không thuộc hạng người dễ dàng đầu hàng.

-Khađgiê, con gái ông Bêkia, sinh năm 1904 - ông trưởng phòng đọc trong sổ.

-Vậy theo ông - bố tớ nói - vợ tôi sinh năm 1904, còn thẳng con Êmin của bà ấy si
nh năm 1896, phải vậy chứ gì? Ông nghe tôi nói này, có bao giờ ông thấy con ra đời trước mẹ nó 8 năm không?

Theo cuốn sổ ấy thì tớ sinh trước bố tớ một năm và trước mẹ tớ tám năm. Mẹ tớ lấy bố tớ năm lên 8 tuổi và sinh ra tớ 15 năm rồi mới đến hôn lễ.

Các thầy ký và ông trưởng phòng xúm quanh cuốn sổ, thảy đều cúi đầu trầm tư mặc tưởng. Bỗng ông trưởng phòng nghĩ ra:

-Hẳn là thế này : trước đó bà Khađgiê đã lấy 1 đời chồng, người chồng ấy có 1 đứa con riêng tên là Êmin. Ðứa con ghẻ ấy của bà Khađgiê hơn bà 8 tuổi. Chồng chết, bà không bỏ rơi cậu nghĩa nam kia mà vẫn nuôi nó khi lấy ông Rêsít. Thấy chưa, thằng Êmin hơn mẹ kế nó 8 tuổi và hơn bố dượng nó 1 tuổi.

-Ðúng thế - thầy ký của chúng tớ nói - chỉ có thể là như vậy.

-Quỷ thật! - bố tớ phát cáu - Lại còn thế nữa! Vợ tôi lấy tôi năm lên 8 tuổi, mà trước đó lại còn 1 đời chồng nữa?

-Hẳn chứ - ông trưởng phòng nói - làm sao khác được? Nếu nhà ông giải nghĩa được đúng hơn, xin mời!

Tớ lại khóc.

-Làm gì mà gào lên thế con - bố tớ an ủi - Thôi, vào trường Ðavađa Khôđji mà học, thế là xong.

Nhiều năm sau, lúc tớ lớn lên, lại có chuyện.

Các cậu có thể tin được rằng người ta bắt tớ vào lính hay không? Vì tớ chết rồi cơ mà. Tớ đã chết ở Tranacal rồi. Làm sao ngườ chết còn đánh nhau được? Nhưng bố con tớ không làm sao cho họ hiểu ra. Bọn cảnh sát tóm được tớ dẫn đến bàn tuyển quân. Bố tớ cũng đi theo.

-Bẩm ngài, trong sổ đã có mục khai tử cho nó rồi đấy ạ. Cháu nó có đâu. Nếu nó sống thật thì nó đã được cấp giấy khai sinh.

Bố tớ chưa kịp nói hết câu, lão trưởng ban đã gào lên:

-Sao, nhà ông muốn giấu thằng này khỏi quân dịch à?

Tớ bị đưa về đơn vị ngay tút suỵt. Thực ra, tớ cũng mừng. Như thế nghĩa là tớ vẫn còn sống. Tốt quá. Rồi đến lúc mãn hạn. Bạn bè tớ được giải ngũ, còn tớ không được cấp giấy cho về. Làm sao lại cho một thằng như tớ xuất ngũ được? Muốn xuất ngũ phải có giấy nhập ngũ đã chứ. Mà tớ lại không có cái giấy ấy. Ðơn vị tớ người ta gửi lên ban quân ngũ xin giấy cho tớ. Chưa đầy 1 tháng có giấy báo về : "Người mà các anh đòi xin giấy đã hy sinh năm 1938 khi thi hành quân lệnh trong chiến dịch Ðécxim."

-Người ta nhầm đấy - tôi nói với ngài sĩ quan chỉ huy đại đội - không phải tôi chết ở Ðécxim, mà là ở Tranacal cơ. Tốt nhất là ngài hỏi về phòng khai sinh, ở đấy có đủ số liệu.

Tớ đã tốn bao nhiêu công sức để đi chứng minh rằng mình vẫn còn sống. Không chứng minh thế, không giải ngũ được. Cuối cùng người ta cấp cho tớ một tờ giấy in nói rằng tớ đã mãn hạn quân dịch và được thả về.

Ðến nhà, tớ mới hay rằng bố tớ đã chết, nhưng ông ấy còn một món nợ ngân hàng 5000 đồng vào 2000 đồng thuế nhà nước chưa trả. Mà tớ lại là kẻ nối dõi tông đường duy nhất, tớ đành phải gánh nợ. Mấy ông phán sở tái chính không cho tớ một phút nào yên tĩnh.

-Các ông ơi, tôi có còn sống đâu! Ông nào không tin cứ đến phòng quân vụ mà hỏi. Ðến đấy chưa tin xin hỏi tiếp đến phòng khai sinh. Người chết làm sao trả nợ thay bố?

-Thế anh không phải là con trai ông Rêsít hay sao? Anh định trốn nợ cha đấy hả?

-Không, tôi nào có trốn. Nhưng tôi chết thật rồi mà...

Chà! Giải thích thế nào được! "Muốn sao thì sao anh cũng phải trả nợ cho cha!" Tớ đã định bụng không trả, nhưng bọn họ nói rằng còn nợ thì chưa được thừa kế gia sản. Bố tớ lại còn một ít ruộng, một nhà ở và một cửa hàng. Tớ bèn vay tiền trả nợ. Tớ nghĩ, được hưởng gia tài rồi tớ sẽ trả hết. Lúc trả nợ thậm chí tớ còn thấy vui trong bụng. Ít ra khi trả nợ người ta cũng còn cảm thấy được rằng người ta còn sống. Nhưng đến cái khoản gia tài thì lại khắc hẳn! Làm sao chứng minh được rằng tớ là con bố tớ? Lại phải khai sinh! "Nhà anh chết rồi, sao còn thừa kế được gia tài? Mà anh còn chết trước bố anh nữa ấy chứ."

- Người ta tuyên bố với tớ như vậy. Thế là tớ lại không chứng minh được rằng tớ còn sống. Tớ bảo họ: "Thôi được, thế bây giờ tôi có đứng trước mặt các ngài hay không? Các ngài có nhìn thấy tôi hay không đấy? Ðứng trước mặt các ngài là người thật hay tượng gỗ? Tôi có tòng quân không? Có trả nợ không?"

-Những cái đó chẳng có nghĩa lý gì - họ bảo - Trước pháp luật anh là kẻ chết.

-Nhưng tôi đã chết đâu - tớ cãi.

-Không chết, nhưng liệt hạng chết!

Tớ đâm đơn ra toà. Tớ thuê thầy cãi. Trước toà, luật gia bộ tài chính phản bác tớ. Vì đại diện cho quyền lợi ngân khố quốc gia, lão ta khẳng định rằng một khi bố tớ đã không có người thừa kế thì tài sản kia phải nộp ngân khố. Lão cứ khăng khăng một lẽ : người thừa kế đã chết. Trạng sư của tớ nói rằng tớ sống, còn lão ta thì rằng tớ chết. Cứ thế cãi nhau tùm lum. Luật gia bộ tài chính đưa ra những giấy tờ hợp thức đến nỗi suýt nữa tớ cũng phải đồng ý và thừa nhận rằng tớ chết thật rồi.

Vụ kiện kéo dài 2 năm. Không có giấy khai sinh tớ không xin đâu được việc làm. Nợ nần ngập cổ, một hôm tớ điên đầu lên và nói lảm nhảm những gì không nhớ. Tớ bị bắt và bị tống ngục. Tớ bảo : Này các người, sao lại bắt tôi? Tôi chết rồi mà! Làm sao còn bắt người chết?

-Anh bạn ơi! Người chết thì sao lại nói được? Tán như ranh mà kêu là chết rồi!

Các cậu thấy không? Bị vào tù, tớ lại thấy vui là khác. Ít ra trong lòng tớ còn loé lên một niềm tin rằng tớ vẫn sống.

Ra tù tớ lại thấy buồn vì mình chẳng được hưởng cái gia tài kia. Các chủ nợ bắt đầu thúc ép. Tớ phủi tay chuồng đi Xtămbun, nhưng vẫn không được đi làm. Ở đó tớ gặp một cô gái và định cưới. Nhưng cưới sao được khi phòng khai sinh chỉ cho giấy khai tử? Tớ đành sống ngoại hôn với nàng. Nhưng lấy gì mà sống? Tớ đành tìm một người đứng tên để mở cửa hàng. Tớ là người chết thì sao làm được chủ tiệm. Ðược một năm thì người đứng tên cuỗm tiền của tớ chu
ồn mất. Tớ phải nộp thuế. Tớ tuyên bố rằng tớ chết rồi, nhưng ma nào tin.

Làm thế nào được? Tớ đành đi ăn cắp. Bị tóm, tớ bảo rằng: "Trước pháp luật tôi là người chết.", nhưng không ai thèm nghe. Người chết mà lại ăn cắp được! Ðã ăn cắp được nghĩa là vẫn sống. Sự thể thế đấy : mày muốn đi học, người ta bảo mày chết rồi, lúc có quân dịch mày là người sống, lúc cần giải ngũ - lại chết, trả nợ cho bố thì sống, còn hưởng gia tài - mày có sống đâu, nhưng cần bỏ từ thì mày lại sống.

Tớ cũng vui vì lại vào tù. Dù sao bây giờ trước mắt mọi người tớ cũng hiện hữu, mặc dầu chính thức thì đã là chết. Nhưng tớ còn 4 đứa con, chúng không ra sống cũng chẳng ra chết; trước pháp luật chúng chưa ra đời. Bố chúng không có thì sao chúng ra đời được?... Thôi, còn 3 ngày nữa tớ ra tù rồi, tớ sẽ lại không còn sống trước pháp luật nữa.

Viên cai ngục nâng coi lên miệng.

Tù nhân dạo chơi phải vào khám, chúng tôi cũng đứng lên.

-Cậu ạ - anh ta nói - trước pháp luật chúng ta không sống, nhưng dẫu chúng ta có sống phỏng đã ích gì? Cái chính là làm sao đất nước hùng cường phải không? Quê ta vạn tuế. Còn chúng ta, chúng ta không sống chăng, cũng được.

Read more…

Nghĩ về cha...

Tuesday, November 15, 2011 |
4 tuổi:  Cha là người có thể làm bất cứ điều gì.

5 tuổi:  Cha là người biết tất cả mọi thứ.

6 tuổi:  Cha tôi thông minh hơn cha bạn.

8 tuổi:  Cha không hẳn biết chính xác tất cả mọi thứ.

10 tuổi: Thời thơ ấu của cha, mọi thứ chắc là khác bây giờ.

12 tuổi:  Ồ, đương nhiên, cha chẳng biết gì về điều đó cả. Cha không còn nhớ về thời thơ ấu nữa.

14 tuổi: Đừng có để tâm tới cha tôi làm gì. Ông ấy thật là lạc hậu!

21 tuổi:  Cha tôi ư? Ôi trời, ông ấy không theo kịp thời đại đâu.

25 tuổi:  Cha có biết chút chút về điều đó, vì ông đã trải qua nó rồi.

30 tuổi:  Có lẽ chúng ta nên hỏi xem cha nghĩ gì về chuyện này. Dẫu sao, ông cũng có nhiều kinh nghiệm.

35 tuổi: Tôi sẽ không làm bất kỳ điều gì mà không hỏi qua ý kiến của cha.

40 tuổi:  Tôi tự hỏi làm thế nào mà cha lại xoay xở được việc ấy nhỉ. Cha quả thật thông minh và

đầy kinh nghiệm.

50 tuổi:  Tôi có thể đánh đổi bất cứ thứ gì để được gặp cha ngay lúc này, để tôi có thể chuyện trò với ông. Thật tệ, tôi đã không đánh giá cao sự thông minh của cha. Lẽ ra, tôi đã có thể học hỏi được rất nhiều từ cha.

- Ann Landers

Dù là thiên đường thì cũng chẳng là gì nếu như nơi đó không có chỗ cho trái tim ngự trị.

- Amy Lowell
Read more…

Đời này ta còn được gặp bố mẹ mấy lần?

Tuesday, November 15, 2011 |

Đêm qua, tắt TV xong lên giường nằm đọc sách nhưng chẳng vào. Bật điện thoại nghe FM, tình cờ nghe được một câu chuyện khiến ta giật mình tự hỏi: Đời này ta sẽ còn gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần nữa?
Có người mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một lần. Nếu bố mẹ còn sống được 20 năm nữa thì họ cũng chỉ được gặp 20 lần. Nhưng với nhiều người, bố mẹ có thể còn sống trên đời này khoảng 10 năm nữa thôi, vậy là chỉ còn 10 lần gặp mặt bố mẹ. Khoảng thời gian bố mẹ còn trên đời này của mỗi người có thể ngắn hơn nữa; chắc có người trong chúng ta không dám nghĩ tiếp!
Chủ đề mà chương trình phát thanh đưa ra trò chuyện cùng thính giả xoay quanh câu chuyện của một chàng trai từ miền quê tới thành phố xa xôi lập nghiệp. Sau khi học xong, anh ở lại thành phố và bắt đầu đi làm. Rồi thời gian trôi đi; 5 năm liền anh không về quê thăm bố mẹ được một lần.
Mới đây, anh đón được bố mẹ mình đến sống cùng mình ở thành phố thì không lâu sau, người mẹ được phát hiện là bị ung thư giai đoạn cuối. Theo lời bác sĩ, thời gian cho mẹ anh chỉ còn khoảng 1 năm, và khoảng thời gian đó đang từ từ ngắn lại khi mỗi ngày trôi qua...
Giờ đây, ngoài lúc đi làm, anh dành tất cả thời gian còn lại để ở bên mẹ mình. Anh nhớ lại tất cả những gì mà bố mẹ đã dành cho anh từ thuở ấu thơ và nhận ra rằng mình thật có lỗi với bố mẹ. Lúc này, anh mới thấy được sự quý giá của những khoảnh khắc được ở bên bố mẹ mình.
Trên đất bạn (Trung Quốc) mà sao nghe câu chuyện lại thấy giống với cuộc sống đang diễn ra trên quê hương mình đến vậy! Đời này ta sẽ còn được gặp bố mẹ mình bao nhiêu lần? Chàng trai kia cũng sẽ giống như đa số chúng ta. Nếu như mẹ anh không lâm bệnh nặng, cuộc sống cứ đều đều trôi qua thì anh cũng chẳng thể nào nhận ra được những gì quý giá đang dần rời bỏ mình.
Xã hội không ngừng phát triển, cuộc sống ngày càng nhiều áp lực. Mỗi người đều mải lo cho sự nghiệp và cuộc sống bề bộn của mình: Bàn chuyện làm ăn, tìm kiếm cơ hội, quan hệ xã hội, thù tiếp khách khứa bạn bè, rồi học thêm cái này cái kia... Nhiều người ở xa quê, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một vài lần. Nhưng cũng có người sống gần bố mẹ ngay trong cùng một thành phố mà cũng chẳng có thời gian tới thăm bố mẹ được vài lần trong năm.
Chúng ta có thực sự là bận đến mức không còn thời gian để giành cho bố mẹ mình không? Có phải như thế thật không nhỉ?
Nhớ có lần bạn tôi cũng đã hỏi: "Mỗi năm anh về thăm bố mẹ được mấy lần?". Nhưng lúc đó tôi cũng không để tâm, chỉ trả lời là "hai, ba lần gì đó" rồi chẳng nghĩ ngợi gì nữa. Mới đây thôi, ngồi trò chuyện cùng anh giám đốc công ty, anh ấy bảo "các cụ cứ thích tất cả các con ở loanh quanh đâu đấy không xa nhà mình để khi muốn là gặp được ngay mới thoả". Tôi nghe xong cũng cười đồng ý rồi chẳng nghĩ ngợi gì nữa.
Lúc trước tôi chẳng hiểu sao cứ mỗi dịp có một trong 3 anh em về thăm nhà là y như rằng, mẹ tôi lại hỏi sao cả mấy đứa không cùng về, hay là "chúng nó bận việc không về được à?". Tôi chỉ cười mẹ tôi sao hay "thắc mắc" vậy, rồi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nữa...
Còn bây giờ thì tôi cũng đang nghĩ: Đời này mình còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần?

(Theo Thái Lộc An Khang"s blog)
Read more…

Gun or Clock !

Wednesday, November 02, 2011 |
Một trùm mafia trong lúc hấp hối gọi đứa cháu đích tôn lại và nói: 
- Cháu yêu quý, ta muốn cháu hãy giữ khẩu súng nạm vàng này. Nó là bạn chiến đấu trung thành của ta. Hãy giữ gìn nó. 
Đứa cháu nói: 
- Nhưng ông ơi, cháu không thích súng. Hay ông hãy để cháu giữ cái đồng hồ Rolex của ông? 
- Nghe đây cháu yêu, rồi một ngày nào đó, cháu sẽ có một sự nghiệp lớn, một cô vợ đẹp, rất nhiều tiền, một căn nhà lớn và vài chiếc xe xịn. Một ngày cháu trở về nhà và nhìn thấy vợ đang ở cùng tình nhân của nó. Cháu sẽ làm gì nào? Chỉ vào đồng hồ và nói : "Ê, hết giờ rồi!" chắc?
Read more…