Giải pháp quản trị doanh nghiệp: Phần mềm bán hàng
Wednesday, July 25, 2012 |Doanh nghiệp trong kỷ nguyên số hoá (Phần cuối)
Wednesday, July 25, 2012 |Các xu hướng phát
triển
Sáp nhập
Vụ
mua lại công ty Expedia giá trị 1,5 tỷ USD của USA Networks có thể được coi là
một trong những ví dụ điển hình trong những nỗ lực củng cố năng lực kinh doanh
trong lĩnh vực thương mại mới nổi đầy trắc trở trên Internet. Thời gian qua,
chỉ tính riêng những vụ sáp nhập được công bố công khai, giá trị sáp nhập của
các công ty đã vượt quá mức cao nhất trong tháng 6 với tổng giá trị khoảng 6 tỷ
USD. Trong 6 tháng đầu năm 2003, người ta đã bỏ ra một số tiền khoảng 29 tỷ để
thực hiện việc mua lại và sáp nhập 726 công ty Internet. Sự giảm giá của cổ
phiếu, kéo theo là sự giảm giá của công ty đã tạo nên một thị trường mua bán
“công ty” rất sôi động. Những công ty tầm cỡ tìm kiếm những thị trường trọng
tâm để có thể thực hiện được những phi vụ lời lãi nhất và điều này hoàn toàn
khác với làn sóng sáp nhập trước đây.
Đổi mới hình thức và
nội dung trang web
Bên
cạnh việc sáp nhập và mua lại để củng cố vị thế trong kinh doanh, các công ty
dotcom cũng đang “đóng cửa sửa nhà”. Làn sóng “sa thải nhân công” đã tạm ngừng,
các công ty đã bắt đầu quan tâm đến việc tái thiết và gây dựng lại danh tiếng
của mình. Ví dụ như công ty đấu giá trực tuyến nổi danh eBay đã thực hiện việc
tái cơ cấu trang chủ của họ - một sự đổi mới về phong cách xây dựng trang web
và nội dung để tương ứng với những cuộc đấu giá tầm cỡ do eBay đưa ra. Còn
Priceline.com đã tuyên bố họ sẽ “tân trang” lại trang chủ của mình, đơn giản và
tiện dụng, dễ tìm kiếm và so sánh giá cả của các chuyến du lịch.
Nhiều
công ty dotcom đã phải trả giá cho những ý tưởng sai lầm là chỉ cần làm xong
trang web và “quẳng” nó lên mạng là xong. Sau khi đã có những bài học đích
đáng, họ đã phải tự hỏi: “Liệu website của chúng ta đã thực sự tốt chưa? Những
dịch vụ khách hàng của chúng ta đã hoàn hảo chưa?”. Trào lưu tái thiết này sẽ
thực sự trở thành “mốt” khi các nhà bán lẻ trực tuyến nhận thức được rằng họ có
những cơ hội thực sự để thúc đẩy doanh số và lợi nhuận chỉ bằng cách “thể hiện
lại” những gì họ đã có. Trong nhiều trường hợp, họ phải bỏ đi những hình ảnh
động quá rườm rà và nặng để việc download và tìm hiểu trang web đơn giản hơn.
Đảm bảo an toàn
thông tin trong giao dịch điện tử
Vấn
đề bảo đảm an toàn thông tin trong giao dịch điện tử, nhìn nhận một cách toàn
diện, thực sự là một vấn đề phức tạp và bao hàm nhiều khía cạnh. Nó không đơn
giản như lời khuyên của một số chuyên gia là “muốn tiếp cận với Internet thì hãy
trang bị bức tường lửa, nếu cần sự bảo vệ thì hãy mã hóa và mật khẩu là đủ để
xác thực”. Thực tế, để đạt hiệu quả thiết thực và tiết kiệm, cần phải hiểu vấn
đề này theo khái niệm “biết cách bảo vệ để chống lại sự tấn công tiềm ẩn”. Bởi
vậy, nó phải là tổng hòa các giải pháp của hạ tầng cơ sở bảo mật.
Trước
hết doanh nghiệp phải xây dựng chính sách an toàn thông tin cho Giao dịch điện
tử nhằm tạo sự rõ ràng và có thể tiên liệu được, phản ánh được sự cân bằng
quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch điện tử, quan tâm tính riêng tư và
an toàn xã hội, ban hành các tiêu chuẩn mật mã và chữ ký điện tử sử dụng trong
giao dịch điện tử.
Đối
với các kỹ thuật an toàn, vấn đề đặt ra là kỹ thuật nào được chấp nhận để đảm
bảo an toàn thông tin trong giao dịch điện tử: công nghệ mã hóa đối xứng, mã
hóa phi đối xứng, công nghệ chữ ký số, công nghệ chữ ký sinh học v.v.; các
chuẩn công nghệ đối với các kỹ thuật an toàn; công nhận về mặt pháp lý các kỹ
thuật an toàn được chấp nhận, ví dụ: văn bản pháp quy về chữ ký điện tử
(Electronic signature) nói chung và về chữ ký số (Digital signature) nói riêng.
Bên
cạnh đó, doanh nghiệp cần kết hợp chặt chẽ với hạ tầng công nghệ, quy định
thống nhất tiêu chuẩn cấu trúc thiết lập hệ thống mạng và sử dụng công nghệ,
ngôn ngữ giao tiếp và phần mềm ứng dụng, tổ chức hệ thống chứng thực và phân
phối khóa mã, các công cụ nghiệp vụ kỹ thuật kiểm tra và phát hiện xâm nhập;
các giải pháp dự phòng, khắc phục sự cố xẩy ra
Với
hệ thống thông tin mở, sử dụng công nghệ đa phương tiện như hiện nay thì về mặt
lý thuyết không thể đảm bảo an toàn thông tin 100%. Điều cốt yếu là doanh
nghiệp phải tiên liệu được các nguy cơ tấn công tiềm ẩn đối với cái cần phải
bảo vệ và biết bảo vệ như thế nào cho hiệu qủa đối với hệ thống của mình. Cuối
cùng, yếu tố con người vẫn là quyết định. Con người không được đào tạo kỹ năng
và không có ý thức bảo mật cũng là kẽ hở cho những kẻ xấu khai thác. Nói cách
khác, an toàn thông tin trong giao dịch điện tử cần phải được bổ sung giải pháp
an toàn nội bộ đặc biệt chống lại những đe doạ từ bên trong.
Có
thể nói,những công nghệ có mặt sớm hơn như in ấn đến điện báo, cũng đóng vai
trò tương tự và đã tạo nên những thay đổi lớn qua thời gian. Tuy nhiên, những
thay đổi mang tính bước ngoặt về kinh doanh thời kỳ số hoá trong thập kỷ tới có
xu hướng diễn ra mạnh mẽ hơn, nhanh hơn bất cứ một công nghệ quá khứ nào bởi
những công nghệ thúc đẩy chúng đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Đáng kể
hơn, nếu được kết hợp cùng nhau, những công nghệ này sẽ có mặt hầu khắp mọi lúc
mọi nơi trên thương trường như sự có mặt của điện. Nhữngcông nghệ này có lợi
hay có hại đối với doanh nghiệp là không thể tiên đoán bởi cách chúng được ứng
dụng ra sao là một vấn đề của sự lựa chọn mang tính chủ quan của các doanh
nghiệp.
(Tổng hợp từ IT&D)
Giải pháp tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Wednesday, July 25, 2012 |Phần mềm bán hàng:Liên kết giữa website bán hàng vào Hugate SM để quản lý có được không ?
Wednesday, July 25, 2012 |Giải pháp quản trị doanh nghiệp: Giải pháp quản trị doanh nghiệp: Phần mềm bán hàng...
Wednesday, July 25, 2012 |Phần mềm bán hàng
Tuesday, July 24, 2012 |Phần mềm bán hàng:Tôi có thể sử dụng thử Hugate SM không ?
Tuesday, July 24, 2012 |Hugate SM được phát triển theo hướng điện toán đám mây (Dịch vụ). Khách hàng có thể tự do đăng kí sử dụng giải pháp Hugate SM trên hệ thống website của chúng tôi. Sau khi xác nhận thông tin đăng kí, chúng tôi sẽ kích hoạt tài khoản của khách hàng và tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử dụng giải pháp miễn phí.
Tuỳ theo quy mô, nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất trong số các giải phảp mà Hugate cung cấp.
Phần mềm bán hàng: Hugate Sm quản lý được những gì ?
Tuesday, July 24, 2012 |Hugate Sm quản lý được những gì ?
- Quản lý danh mục: hàng hóa, khách hàng, nhà cung cấp, kho hàng, v.v…. Ở phần mềm Hugate-SM, chức năng quản lý danh mục không chỉ đơn thuần là quản lý thông tin về danh mục các đối tượng mà ở đó, mỗi danh mục được xem như một chiều nhìn về thông tin mang tính quản trị rất cao.
Thiết kế website giá rẻ
Tuesday, July 24, 2012 |THIẾT KẾ WEBSITE CHUYÊN NGHIỆP
Đâu là giải pháp tốt cho Blogspot & Wordpress
Tuesday, July 24, 2012 |Phần mềm quản lý bán hàng: Công ty tôi có một chi nhánh có cần sử dụng Hugate SM không ?
Tuesday, July 24, 2012 |Việc quản lý từ xa xem báo cáo điều phối xuất nhập hàng v..v... thì việc ứng dụng Hugate SM sẽ giúp ích rất nhiều.
Các hoạt động cơ bản không thể thiếu của doanh nghiệp bán hàng như: Nhập mua hàng, xuất bán hàng, thu tiền, chi tiền luôn cần được quản lý chính xác giúp chủ doanh nghiệp có thể nhanh chóng định hình hoạt động kinh doanh, tình hình mua bán hàng hoá. Từ đó mà đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Việc sử dụng giải pháp Hugate SM có quan trọng hay không còn tuỳ thuộc vào tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn quản lý được nguồn lực công ty hiệu quả hoặc doanh nghiệp đang trên đà phát triển thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý được xem như là 1 khoản đầu tư chứ không nên xem xét như 1 khoản chi mua hàng.
Giải pháp quản trị doanh nghiệp: Phần mềm quản lý bán hàng
Monday, July 23, 2012 |Phần mềm bán hàng:Ai đã dùng Giải pháp quản trị của Hugate ?
Monday, July 23, 2012 |Kianex Việt Nam – Chuyên gia phân phối công nghệ Thành lập vào giữa năm 2010, Kianex Việt Nam đã trở thành một trong những nhà phân phối đi đầu cho các sản phẩm phụ kiện cao cấp tại Việtnam. Với hai trụ sở tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và sự hợp tác chặt chẽ cùng các đối tác hậu cần, Kianex đã gây dựng được các kênh phân phối mạnh trong khu vực. | |
Ibasic Ra đời từ năm 1990 tại Los Angeles, Mỹ, iBasic là một trong những thương hiệu đồ lót phát triển bền vững nhất tại thị trường đầy sức cạnh tranh này. Đến Việt Nam với mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những trải nghiệm mới, tiện nghi và hữu hiệu nhất khi mua sắm và sử dụng trang phục lót, hệ thống cửa hàng iBasic Thế Giới Đồ Lót được đầu tư thiết kế thông minh và thuận tiện, với các dòng sản phẩm đa dạng nhiều chủng loại từ thiết kế, dáng mẫu đến chất liệu. |
Hugate SM là gì ?
Monday, July 23, 2012 |http://sm.hugate.com
Phần mềm quản lý hàng hóa
Monday, July 23, 2012 |VÌ SAO CHỌN HUGATE SM ?
Tăng hiệu suất làm việc
Phát triển kinh doanh năng động
Chi phí thấp
An toàn thông tin:
Hỗ trợ tốt:
· Chúng tôi hiểu một phần mềm tốt không thôi là chưa đủ. Với đội ngũ các chuyên viên Tư vấn & Triển khai chuyên nghiệp và tận tâm, Hugate tự tin mang đến giải pháp phù hợp cho việc quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chân thành cảm ơn Quý khách đã tin tưởng và lựa chọn giải pháp của chúng tôi
Doanh nghiệp trong kỷ nguyên số hoá (Phần 2)
Friday, July 20, 2012 |Những thất vọng không nhỏ
Mặc dù vậy, 7 năm sau lời tuyên bố của Barlow
không còn nguyên giá trị mà chỉ như một ví dụ quảng cáo rùm beng khác trong
thập kỷ 90 cho cơn sốt dotcom. Hoá ra, internet chỉ là một công cụ khác, một
phương tiện truyền tin hữu ích mới kiểu đài và vô tuyến chứ không phải cái gì
ghê gớm dẫn đến “nền văn minh trí tuệ trong kinh doanh”.
Những đại gia đầu tiên đặt chân vào hoạt động
kinh doanh trực tuyến là những hãng danh tiếng như Yahoo và sau đó là Amazon,
Buy.com, và eBay, nhưng bằng hàng loạt những cuộc tấn công "chết
người", các hacker đã cho những công ty này nếm mùi khủng hoảng. Và kết
quả là tất cả phải tập trung vào tự chữa trị, vá víu những chỗ hổng và
"vết thương", tính toán thiệt hại và gắng tìm những biện pháp phòng
tránh trong tương lai. Tất nhiên, việc nâng cấp hệ thống an ninh bảo mật là tất
yếu và phải được thực hiện càng nhanh càng tốt. Điểm đáng nhớ của kỷ nguyên
Internet là vào giữa những năm 2000, khi cuộc khủng hoảng dotcom xảy ra. Biểu
tượng thành công của những hãng nổi danh trong thời gian trước đó mà doanh thu
và lợi nhuận được tôn đến tận mây xanh đã sụp đổ, tiền của các công ty này cũng
chạy đi nhanh như khi chúng đã từng chạy về túi của họ. Có nhiều lý do để giải
thích cho sự thất bại này như các công ty chưa có chiến lược và công nghệ hoàn
hảo, khả năng quản lý hoạt động kinh doanh trên mạng chưa hiệu quả nhưng tựu
trung lại đều ở một mấu chốt: tất cả đều có thể xảy ra trên thương trường với
những hoạt động kinh doanh mới nổi. Bên cạnh đó, công chúng vẫn nhìn nhận việc
bán hàng trực tuyến như một thực thể đơn lẻ chứ không phải là tổng hoà của các
thành phần khác nhau. Điều này dẫn đến kết quả là nếu một web site phạm phải
một sai lầm sẽ lập tức bôi nhọ thanh danh của các nhà bán lẻ trực tuyến nói
chung. Nguyên nhân thường nằm ở chỗ các site không hoàn thành hợp đồng một cách
trọn vẹn, phơi bày thông tin cá nhân hoặc mắc bất kỳ lỗi nào khác mà họ đã cam
kết không mắc phải khi ký kết hợp đồng. Khác với lĩnh vực buôn bán truyền
thống: nếu như Sear mắc lỗi thì Kmart không bị tổn hại do lỗi đó gây ra, hoạt
động kinh doanh trực tuyến lại có những đặc điểm riêng: nếu Sear.com thất bại,
chi nhánh của Kmart, BlueLight.com có thể phải hứng chịu hậu quả.
Với những lý do cùng những thất bại trên, giờ đây, ngay cả những người có uy
tín trong thế giới không gian ảo như Barlow cũng mất hết nhiệt huyết và bắt đầu
đưa ra những cảnh báo cũng không kém phần phóng đại về sự kìm kẹp internet bởi
các lợi ích của chính phủ và doanh nghiệp. Barlow nói rằng: “Sau cuộc khủng
hoảng dotcom, rất nhiều khó khăn đã xuất hiện. Với sự trợ giúp của chính phủ,
các tập đoàn giải trí lớn đang ra sức kiểm soát mọi thứ và ngày càng một độc
quyền hơn. Cuộc chiến cạnh tranh đang ngày một khó khăn hơn với các doanh
nghiệp nhỏ”. Lawewnce Lessig, một giáo sư ở Stanford đồng thời là nhà bình luận
Internet hàng đầu cũng khải huyền không kém: “Những con khủng long hiện hành
đang thành công trong việc bóp nghẹt tính sáng tạo vốn có trong phương tiện
truyền thông mới này”.
Có thể, những minh hoạ và so sánh của Barlow, Lessig hay những người đồng hạng
thật dễ nực cười, nhưng về cơ bản, tuyên bố của họ cũng có lý: Internet và các
công nghệ liên quan có thể thay đổi cả thế giới kinh doanh. Còn quá sớm để nói
tới sự kết thúc, cuộc cách mạng máy tính và viễn thông, cha đẻ của Internet,
mới chỉ vừa bắt đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Những công nghệ này sẽ thay đổi
gần như mọi mặt của của các chiến lược kinh doanh từ marketing, quản trị nhân
sự đến hoạch định tài chính. Trong một số lĩnh vực kinh doanh, những thay đổi
có thể chỉ mang tính bề ngoài, nhưng trong hầu hết khắp các mặt sẽ là những
thay đổi mang tính sâu sắc chưa từng thấy xưa nay.
Sự thiết yếu của thay đổi
Dù kết quả có là gì thì mọi chuyện vẫn cứ diễn
ra bởi chỉ có công nghệ điện tử mới giải quyết được nhu cầu thiết yếu về thông
tin và thị trường mới của các doanh nghiệp. Thị trường Internet vẫn tiếp tục
tăng cao dù phần lớn các dotcom đều đã thất bại. Công nghệ hiện hành được ứng
dụng ngày một rộng rãi. Theo Vitor Zue, Giám đốc phòng thí nghiệm khoa học máy
tính MIT (Học viện công nghệ Massachusetts) thì hoà mạng Internet tốc độ cao sẽ
gần như miễn phí trong các nước giàu trong 5 năm tới. Hiện dự án Oxygen do
phòng thí nghiệm của ông thực hiện đang xây dựng một văn phòng trên khuôn viên
MIT tại Cambridge, văn phòng này sẽ được kết nối để chứng tỏ cho loại hình “máy
tính lan toả lấy con người làm trung tâm”, được điều khiển bằng lời nói với sự
góp mặt của một số các thiết bị.
Trên các mặt trận khác, Tim Berners Lee, một đồng nghiệp của Zue, người nổi
tiếng là một nhà sáng lập ra world wide web, đang tranh thủ sự đồng tình từ
liên hiệp các công ty để thiết chế các tiêu chuẩn cho “semantic web” (mạng ngữ
nghĩa), một phiên bản thông minh hơn Internet thời nay, góp phần hỗ trợ các
hoạt động tìm kiếm thông tin bằng cách ước định văn cảnh của thông tin đó.
Thậm chí, tiếp xúc hữu hình cũng có thể trở thành hiện thực một ngày nào đó
trong không gian ảo. Cuối năm ngoái, các nhà khoa học Đại học London và MIT tại
Boston đã đưa ra một hệ thống cho phép người sử dụng ở mỗi đầu kết nối điều
khiển các đồ vật cùng với nhau hoặc một mình. Các nhà nghiên cứu Microsoft cũng
đang tìm kiếm cách cho khách hàng lưu trữ và phân loại các bức ảnh, email, văn
bản hay các đoạn hội thoại họ có trong suốt cuộc đời mình.
Internet đã gây nên hàng loạt những vấn đề hóc búa về luật pháp và kinh doanh,
nhưng đây mới chỉ là những nếm trải nho nhỏ trước những tình thế khó xử về vấn
đề riêng tư, an ninh, tài sản tri thức và bản chất kinh doanh mà các doanh
nghiệp sẽ phải đối mặt trong những thập kỷ tới. Tiến hay thoái, kỷ nguyên kỹ
thuật số mới chỉ vừa châm ngòi cho một cuộc chiến đầy cam go.
(Còn tiếp)
Doanh nghiệp trong kỷ nguyên số hoá (Phần 1)
Thursday, July 19, 2012 |Việc mua bán hàng qua mạng thông qua các trung tâm giao dịch ảo,
chợ ảo, siêu thị ảo... đang ngày càng thu hút một lượng lớn khách hàng sử dụng.
Điều này đang dần làm thay đổi phương thức mua bán truyền thống lâu nay. Các
chuyên gia cho rằng, phương thức mua bán trên mạng khó có thể thay thế được
cách mua bán truyền thống lâu nay, nhưng...
Vài năm
trước đây, chúng ta đã chứng kiến sự tác động của Internet vào thế giới kinh
doanh mạnh mẽ như thế nào? Các nhà phân tích và các chuyên gia đã tuyên bố một
"Thế giới Internet" đang thống trị thế giới thực. Họ đã nói đúng song
lại không phải hoàn toàn như vậy. Internet đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của
kinh doanh nhưng nó không thay đổi nhu cầu đối với một kế hoạch kinh doanh vững
chắc và cũng sẽ có rất nhiều vấn đề cần phải bàn bạc.
Tuyên bố hùng hồn
Năm 1996, John Perry Barlow, một bình luận viên công nghệ đưa ra “Tuyên bố độc
lập của không gian ảo”, tuyên bố rằng Internet sẽ tạo ra một môi trường kinh
doanh mới mà ở đó sự sáng tạo, bình đẳng và công bằng, một thế giới mãi mãi các
doanh nhân ngày xưa không bao giờ đạt tới. “Hỡi thế giới công nghiệp cồng kềnh
mệt mỏi và cứng nhắc kia, ta đến đây từ không gian ảo, ngôi nhà của trí tuệ
đây. Thay mặt cho tương lai, ta yêu cầu ngươi quay về quá khứ và để chúng ta
một mình. Ngươi không được chúng ta hoan nghênh. Ngươi không còn quyền tối cao
ở đây nữa”. Đoạn kế của tuyên bố đó viết: “Chúng ta sẽ tạo ra một môi trường
kinh doanh trong không gian máy tính. Cấu trúc cho các doanh nghiệp này sẽ bình
đẳng và có nhiều cơ hội môi trường mà chính phủ đã tạo ra trước đó”.
Nhắc đến những tuyên bố của Barlow phải nhớ lại những năm 60 khi thương mại
điện tử mới bắt đầu nhen nhúm. Năm 1968, sự xuất hiện của Trao đổi dữ liệu điện
tử (EDI) cho phép các công ty thực hiện những giao dịch điện tử với mọi người.
Nhưng không có gì đảm bảo rằng EDI được sử dụng ở công ty A cũng được sử dụng ở
công ty B. Chuẩn trao đổi điện tử chưa ra đời. Cho đến năm 1984 chuẩn ASC X12
mới ra đời và được coi là một công cụ đáng tin cậy cho những giao dịch điện tử.
Tất nhiên đó chưa phải là một bước ngoặt nhưng cũng là một thời điểm đáng ghi nhận
trong cuộc đời chìm nổi của thương mại điện tử. Vẻ đẹp của EDI không toả ánh
hào quang nhưng lại là ánh sáng soi đường cho hoạt động trao đổi thông tin và
dữ liệu giữa các tổ chức. Ðó là một công nghệ vô hình và thực sự là hạt nhân
của sự phát triển trong nửa cuối thế kỷ 20.
Sức thuyết phục của thực tế
Và rồi ngày hội trên mạng đã đến. Hàng triệu người có lý do để ăn mừng ngày lễ
Noel năm 1998 nhưng liệu họ có nhiều lý do để vui mừng hơn những công ty bán lẻ
trên mạng hay không? Ngày hội mua bán trên mạng của Amazon đã đạt được doanh
thu hơn 1 tỷ USD. Rõ ràng là không tồi. Còn AOL thì đạt 1,2 tỷ trong vòng 10
tuần. Giờ đây Amazon.com không đơn thuần chỉ là một địa chỉ bán sách qua mạng
lớn nhất thế giới mà còn là một cuộc cách mạng trong kinh doanh.
Việc mua bán hàng qua mạng thông qua các trung tâm giao dịch ảo, chợ ảo, siêu
thị ảo... đang ngày càng thu hút một lượng lớn khách hàng sử dụng. Điều này
đang dần làm thay đổi phương thức mua bán truyền thống lâu nay. Các chuyên gia
cho rằng, phương thức mua bán trên mạng khó có thể thay thế được cách mua bán
truyền thống lâu nay, nhưng hình thức mua bán này sẽ thu hút được nhiều người
tham gia trong tương lai, đặc biệt khi dịch vụ Internet ngày càng có nhiều
người sử dụng.
Nhiều thương nhân và doanh nghiệp bán lẻ ngoại tuyến đã sốc khi nhìn những con
số của thương mại điện tử. Sự thành công của thế giới trực tuyến đã làm thế
giới ngoại tuyến phải lo ngại. Cứ thử tưởng tượng việc mua bán này, diễn ra
theo lối cũ, tức là các khâu tự động hóa của thương mại điện tử được thay bằng
con người - gồm cả các phương tiện điện thoại, fax, e-mail - thời gian cần
thiết cho toàn bộ quy trình cũng phải lên đến vài ngày. Với thương mại điện tử,
thời gian được thu ngắn, độ chính xác và độ tin cậy gia tăng rất nhiều, và nhờ đó
giá thành giảm xuống, khách hàng được hài lòng hơn.
Mua sắm qua thương mại điện tử còn mang lại một thuận lợi khác có giá trị kinh
tế không nhỏ đối với doanh nghiệp: nhờ phân bố chức năng và phương tiện mua sắm
trực tiếp đến tay những nhân viên có nhu cầu đặt mua hàng, đơn vị mua sắm của
công ty có nhiều thì giờ và cơ hội để sử dụng nhân viên chuyên nghiệp của mình
vào các công tác nghiệp vụ phức tạp và có lợi hơn cho công ty như nghiên cứu,
phân tích và dự báo; thương lượng các hợp đồng, củng cố và cải thiện quan hệ
với những nhà cung cấp chiến lược của mình.
Bán lẻ, cơ hội cho các cửa hàng nhỏ
Wednesday, July 11, 2012 |Điện toán đám mây – Xu hướng công nghệ mới tại Việt Nam
Friday, July 06, 2012 |Thá»i gian gần Äây,chủ Äá» âÄiá»n toán Äám mâyâ Äang là má»t trong những chủ Äá» Äược nhắc Äến nhiá»u nhất tại các sá»± kiá»n công nghá» tại Viá»t Nam.
p nÆ°á»c ta giảm thiá»u chi phà cÅ©ng nhÆ° tÄng hiá»u suất là m viá»c á» mức tá»i Äa.
Äá»ng hiá»u quả, thông minh và tiết kiá»m chi phà hÆ¡n. Các doanh nghiá»p Viá»t Nam Äang có Äiá»u kiá»n thuáºn lợi Äá» sá» dụng những tiá»n Ãch nà y. Vấn Äá» là bản lÄ©nh của doanh nghiá»p có dám ứng dụng công nghá» má»i và o quản lý Äiá»u hà nh sản xuất kinh doanh hay không mà thôi. Vì váºy, dù công ty á» quy mô lá»n hay nhá», bạn cÅ©ng nên thá» dùng dá»ch vụ nà y, nếu không có thá» bạn Äã bá» lỡ má»t cÆ¡ há»i kinh doanh trong tÆ°Æ¡ng lai.
Con Lừa
Thursday, July 05, 2012 |Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: Có một người nông dân nọ có một con
lừa già. Một hôm, con lừa bị rơi xuống cái giếng khô cạn và đau đớn kêu
la thảm thiết. Sau khi bình tĩnh đánh giá tình hình, vì thương cho con
lừa , người nông dân đã quyết định nên nhanh chóng giúp nó kết thúc sự
đau đớn. Anh gọi thêm mấy người hàng xóm để cùng lấp đất chôn con lừa
tội nghiệp. Lúc đầu, con lừa thêm phần kinh hoàng vì những gì người ta
đang làm đối với nó. Nhưng khi từng tảng đất được hất xuống giếng liên
tiếp theo nhau ập trên vai nó, một ý nghĩ chợt lóe lên: “Cứ mỗi lần một
tảng đất rơi đè lên vai, nó lại lắc mình cho đất rơi xuống và ngoi lên
trên”. Và nó đã làm như vậy, từng chút từng chút một, với một lời thần
tự nhủ và tự cổ vũ: “ Nào mình hãy hất nó xuống và bước lên trên, hất nó
xuống và bước lên trên…” Mặc cho sự đau đớn ê ẩm phải chịu sau mỗi tảng
đất ập xuống, mặc cho sự bi đát cùng cực của tình huống đang gánh chịu,
con lừa tiếp tục chiến đấu chống lại sự hoang mang, hoảng sợ, tiếp tục
theo đúng phương châm “hất nó xuống và bước lên trên”.
Và không bao lâu sau, cuối cùng dù bị bầm dập và kiệt sức, con lừa
già đã vui mừng đắc thắng bước lên khỏi miệng giếng. Những gì như sẽ đè
bẹp và chôn sống nó, trên thực tế đã cứu sống nó. Tất cả đều nhờ vào cái
cách mà con lừa đã can đảm đối diện với nghịch cảnh của mình.
Có những thứ mình tưởng là bất hạnh, thì có khi lại chính là những thứ mang lại cho mình may mắn và hạnh phúc.
Cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn
đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể
thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu
hàng.
Cuộc sống là như vậy đó. Nếu Ta đối mặt với các vấn đề của mình một
cách tích cực và quả cảm, khước từ sự hoảng loạn, sự cay đắng và sự tự
thương hại, thì những nghịch cảnh tưởng chừng có thể chôn vùi chúng ta,
lại sẽ tiềm ẩn trong chính nó những phần thưởng không ngờ tới. Hất nó
xuống và bước lên trên, hãy can đảm bước từng chút một ra khỏi cái giếng
mà chúng ta đang gặp phải.
Nguồn: Sưu Tầm