Home
» Giải pháp quản trị
» Quản trị doanh nghiệp
» Giải pháp quản trị doanh nghiệp thời số hóa (Phần cuối)
Giải pháp quản trị doanh nghiệp thời số hóa (Phần cuối)
Tuesday, August 14, 2012
CÁC XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Sát nhập
Vụ mua lại công ty
Expedia giá trị 1,5 tỷ USD của USA Networks có thể được coi là một trong những
ví dụ điển hình trong những nỗ lực củng cố năng lực kinh doanh trong lĩnh vực
thương mại mới nổi đầy trắc trở trên Internet. Thời gian qua, chỉ tính riêng những
vụ sáp nhập được công bố công khai, giá trị sáp nhập của các công ty đã vượt
quá mức cao nhất trong tháng 6 với tổng giá trị khoảng 6 tỷ USD
. Trong 6 tháng đầu năm 2003, người ta đã bỏ ra một số tiền khoảng 29 tỷ để thực hiện việc mua lại và sáp nhập 726 công ty Internet. Sự giảm giá của cổ phiếu, kéo theo là sự giảm giá của công ty đã tạo nên một thị trường mua bán “công ty” rất sôi động. Những công ty tầm cỡ tìm kiếm những thị trường trọng tâm để có thể thực hiện được những phi vụ lời lãi nhất và điều này hoàn toàn khác với làn sóng sáp nhập trước đây.
. Trong 6 tháng đầu năm 2003, người ta đã bỏ ra một số tiền khoảng 29 tỷ để thực hiện việc mua lại và sáp nhập 726 công ty Internet. Sự giảm giá của cổ phiếu, kéo theo là sự giảm giá của công ty đã tạo nên một thị trường mua bán “công ty” rất sôi động. Những công ty tầm cỡ tìm kiếm những thị trường trọng tâm để có thể thực hiện được những phi vụ lời lãi nhất và điều này hoàn toàn khác với làn sóng sáp nhập trước đây.
Đổi mới hình thức và nội dung trang web
Bên cạnh việc sáp nhập
và mua lại để củng cố vị thế trong kinh doanh, các công ty dotcom cũng đang
“đóng cửa sửa nhà”. Làn sóng “sa thải nhân công” đã tạm ngừng, các công ty đã
bắt đầu quan tâm đến việc tái thiết và gây dựng lại danh tiếng của mình. Ví dụ
như công ty đấu giá trực tuyến nổi danh eBay đã thực hiện việc tái cơ cấu trang
chủ của họ - một sự đổi mới về phong cách xây dựng trang web và nội dung để
tương ứng với những cuộc đấu giá tầm cỡ do eBay đưa ra. Còn Priceline.com đã
tuyên bố họ sẽ “tân trang” lại trang chủ của mình, đơn giản và tiện dụng, dễ
tìm kiếm và so sánh giá cả của các chuyến du lịch.
Nhiều công ty dotcom đã
phải trả giá cho những ý tưởng sai lầm là chỉ cần làm xong trang web và “quẳng”
nó lên mạng là xong. Sau khi đã có những bài học đích đáng, họ đã phải tự hỏi:
“Liệu website của chúng ta đã thực sự tốt chưa? Những dịch vụ khách hàng của
chúng ta đã hoàn hảo chưa?”. Trào lưu tái thiết này sẽ thực sự trở thành “mốt”
khi các nhà bán lẻ trực tuyến nhận thức được rằng họ có những cơ hội thực sự để
thúc đẩy doanh số và lợi nhuận chỉ bằng cách “thể hiện lại” những gì họ đã có.
Trong nhiều trường hợp, họ phải bỏ đi những hình ảnh động quá rườm rà và nặng
để việc download và tìm hiểu trang web đơn giản hơn.
Đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch điện tử
Vấn đề bảo đảm an toàn
thông tin trong giao dịch điện tử, nhìn nhận một cách toàn diện, thực sự là một
vấn đề phức tạp và bao hàm nhiều khía cạnh. Nó không đơn giản như lời khuyên
của một số chuyên gia là “muốn tiếp cận với Internet thì hãy trang bị bức tường
lửa, nếu cần sự bảo vệ thì hãy mã hóa và mật khẩu là đủ để xác thực”. Thực tế,
để đạt hiệu quả thiết thực và tiết kiệm, cần phải hiểu vấn đề này theo khái
niệm “biết cách bảo vệ để chống lại sự tấn công tiềm ẩn”. Bởi vậy, nó phải là
tổng hòa các giải pháp của hạ tầng cơ sở bảo mật.
Trước hết doanh nghiệp
phải xây dựng chính sách an toàn thông tin cho Giao dịch điện tử nhằm tạo sự rõ
ràng và có thể tiên liệu được, phản ánh được sự cân bằng quyền lợi của các chủ
thể tham gia giao dịch điện tử, quan tâm tính riêng tư và an toàn xã hội, ban
hành các tiêu chuẩn mật mã và chữ ký điện tử sử dụng trong giao dịch điện tử.
Đối với các kỹ thuật an
toàn, vấn đề đặt ra là kỹ thuật nào được chấp nhận để đảm bảo an toàn thông tin
trong giao dịch điện tử: công nghệ mã hóa đối xứng, mã hóa phi đối xứng, công
nghệ chữ ký số, công nghệ chữ ký sinh học v.v.; các chuẩn công nghệ đối với các
kỹ thuật an toàn; công nhận về mặt pháp lý các kỹ thuật an toàn được chấp nhận,
ví dụ: văn bản pháp quy về chữ ký điện tử (Electronic signature) nói chung và
về chữ ký số (Digital signature) nói riêng.
Bên cạnh đó, doanh
nghiệp cần kết hợp chặt chẽ với hạ tầng công nghệ, quy định thống nhất tiêu
chuẩn cấu trúc thiết lập hệ thống mạng và sử dụng công nghệ, ngôn ngữ giao tiếp
và phần mềm ứng dụng, tổ chức hệ thống chứng thực và phân phối khóa mã, các
công cụ nghiệp vụ kỹ thuật kiểm tra và phát hiện xâm nhập; các giải pháp dự
phòng, khắc phục sự cố xẩy ra
Với hệ thống thông tin
mở, sử dụng công nghệ đa phương tiện như hiện nay thì về mặt lý thuyết không
thể đảm bảo an toàn thông tin 100%. Điều cốt yếu là doanh nghiệp phải tiên liệu
được các nguy cơ tấn công tiềm ẩn đối với cái cần phải bảo vệ và biết bảo vệ
như thế nào cho hiệu qủa đối với hệ thống của mình. Cuối cùng, yếu tố con người
vẫn là quyết định. Con người không được đào tạo kỹ năng và không có ý thức bảo
mật cũng là kẽ hở cho những kẻ xấu khai thác. Nói cách khác, an toàn thông tin
trong giao dịch điện tử cần phải được bổ sung giải pháp an toàn nội bộ đặc biệt
chống lại những đe doạ từ bên trong.
Có thể nói,những công
nghệ có mặt sớm hơn như in ấn đến điện báo, cũng đóng vai trò tương tự và đã
tạo nên những thay đổi lớn qua thời gian. Tuy nhiên, những thay đổi mang tính
bước ngoặt về kinh doanh thời kỳ số hoá trong thập kỷ tới có xu hướng diễn ra
mạnh mẽ hơn, nhanh hơn bất cứ một công nghệ quá khứ nào bởi những công nghệ
thúc đẩy chúng đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Đáng kể hơn, nếu được kết
hợp cùng nhau, những công nghệ này sẽ có mặt hầu khắp mọi lúc mọi nơi trên
thương trường như sự có mặt của điện. Nhữngcông nghệ này có lợi hay có hại đối
với doanh nghiệp là không thể tiên đoán bởi cách chúng được ứng dụng ra sao là
một vấn đề của sự lựa chọn mang tính chủ quan của các doanh nghiệp.
(Tổng hợp từ IT&D)
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Post a Comment